Làng Quất Động nằm ngay ven đường quốc lộ,ệnhânlàngQuấtĐộngdạynghềđểgiúpbàcongiảmnghèovàbảotồnnghềcổnha cai.net thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây được xem là “đất tổ” của nghề thêu tay truyền thống Việt Nam.
Từ bao đời nay, người dân Quất Động vẫn sống gắn bó với nghề truyền thống. Thế hệ đi trước truyền dạy cho con cháu, cứ thế lưu giữ và phát triển nghề đến ngày nay.
Chủ động đào tạo nghề cho thế hệ trẻ nông thôn
Tại Quất Động, nhiều lớp học thêu đã được tổ chức liên tục nhằm gìn giữ nghề và và cũng là để chung tay góp sức giảm nghèo đa chiều.
Đầu năm 2019, lớp học gồm 35 học viên là thanh niên trên địa bàn xã Quất Động cũng diễn ra trong 3 tháng. Các học viên đã được chị Nguyễn Thúy Đào - một thợ thêu giỏi và các giảng viên có tay nghề đến từ các cơ sở tranh thêu - truyền dạy những kiến cơ bản và nâng cao trong nghệ thuật thêu truyền thống.
Cùng với học lý thuyết, các học viên được thực hành trên sản phẩm thêu. Với tinh thần học hỏi cao, 100% học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo với kết quả cao. Kết thúc buổi bế giảng, toàn bộ học viên được cấp chứng chỉ đào tạo nghề thêu.
Qua lớp dạy nghề, các nghệ nhân mong muốn với những kỹ năng thêu học viên học được sẽ giúp cho thanh niên nông thôn trên địa bàn xã Quất Động áp dụng vào phát triển đời sống, nâng cao thu nhập, góp phần giữ gìn nghề truyền thống tại địa phương.
Trước đó, vào tháng 10/2018, tại hội trường UBND xã Quất Động, Đoàn Thanh niên xã cũng tổ chức khai giảng lớp dạy nghề thêu cho thanh niên trên địa bàn xã.
Lớp học diễn ra trong ba tháng với số lượng 35 học viên, các học viên được nghệ nhân Nguyễn Thị Đào truyền đạt những kiến thức cơ bản, một số kinh nghiệm và kỹ thuật thêu ren trên sản phẩm.
Bên cạnh các môn học lý thuyết, khóa học còn dành thời gian cho học viên thực hành những kiến thức kỹ thuật đã được học, áp dụng vào sinh kế hàng ngày, góp phần lưu giữ, duy trì và phát triển nghề truyền thống trên quê hương mình nhằm ổn định an sinh xã hội và phát triển kinh tế ở địa phương.
Kết thúc khóa học, học viên được cấp chứng chỉ đào tạo nghề thêu tay truyền thống và mong muốn với những kỹ năng thêu tay sẽ giúp cho lao động nông thôn áp dụng vào phát triển đời sống, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Một nghệ nhân cũng rất tâm huyết với việc dạy nghề cho thế hệ trẻ nơi đây là nghệ nhân Hoàng Thị Khương (SN 1966).
Theo chia sẻ của chị Khương, chính vì niềm đam mê với nghề truyền thống của quê hương, chị đã cần mẫn làm việc và đào tạo nghề thêu cho hàng trăm trẻ em và những người khuyết tật.
Cơ sở tranh thêu của chị Khương đã được nhiều khách ngoại giao, khách quốc tế biết tiếng và đến thăm. Chị cũng nhận đào tạo nghề thêu và tạo việc làm cho rất nhiều người.
Từ những người không có việc làm, cuộc sống nghèo khó giờ đây họ có nghề nghiệp ổn định, có thể nuôi sống được bản thân.
Chị Khương cũng được các tổ chức chữ thập đỏ, hội người khuyết tật các cấp hỗ trợ kinh phí mở một số lớp đào tạo nghề thêu cho người khuyết tật.
Ngoài đào tạo tại cơ ở xã, thợ Quất Động còn ra các tỉnh, thành lân cận để dạy nghề thêu cho nhiều thanh niên nơi đây.
Nghệ nhân Hoàng Thị Khương (SN 1966, Quất Động, Thường Tín, Hà Nội). |
Cái nôi của nghề thêu
Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn.
Nhìn những người thợ làm việc, chúng ta có cảm tưởng họ rất nhàn nhã, nhưng thực ra đó là một nghề đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng. Những đức tính, năng khiếu là yêu cầu cơ bản đối với mỗi thợ thêu, nhằm tạo ra sản phẩm hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải.
Ở Quất Động từ bấy tới nay, nghề thêu bằng phương pháp thủ công vẫn là nghề trọng yếu, chỉ đứng sau nghề nông và cung cấp công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thu nhập từ thêu thùa chiếm đến 50% tổng thu nhập bình quân toàn xã.
Người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này. Bởi vậy, từ khi còn trẻ, nhiều thanh niên Quất Động đã có cơ hội được học nghề thêu giúp họ có công việc ổn định.
- Ngày 31/12, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về giáo dục nghề nghiệp với chủ đề “Tương lai tươi sáng cùng Giáo dục nghề nghiệp”.