您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【nhận định trận pháp】Không lo thiếu hàng Tết

Empire7772025-01-10 19:02:07【Thể thao】8人已围观

简介Siêu thị cam kết không tăng giáVào thời điểm này, nhiều siêu nhận định trận pháp

Siêu thị cam kết không tăng giá

Vào thời điểm này,ônglothiếuhàngTếnhận định trận pháp nhiều siêu thị đã bắt đầu nhập hàng chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán Quý Tị. Theo nhận định chung của các siêu thị là Tết năm nay sẽ không có đột biến về lượng hàng bán do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn, người dân hạn chế chi tiêu. Tuy vậy, các siêu thị vẫn chuẩn bị lượng hàng hóa đầy đủ để phục vụ thị trường, với số lượng hàng tăng từ 20- 30% so với năm trước.

Bà Vũ Thị Hậu- Phó Giám đốc hệ thống siêu thị Fivimart cho biết, thông thường mỗi dịp Tết siêu thị sẽ nhập lượng hàng hóa tăng cao hơn so với năm trước là 30%. Năm nay, tùy theo từng mặt hàng nhập tăng giảm khác nhau nhưng nhìn chung khối lượng hàng nhập về cũng tăng khoảng 30%.

Hàng hóa phục vụ Tết tại các siêu thị sẽ đủ và không tăng giá.
Hàng hóa phục vụ Tết tại các siêu thị sẽ đủ và không tăng giá.

Về giá cả, bà Hậu cho biết giá cả trong dịp Tết sẽ chỉ tăng nhẹ do siêu thị đã chuẩn bị trước và đặt hàng với nhà cung cấp. Tương tự, các siêu thị khác như BigC, Intimex cũng cho biết giá cả các mặt hàng trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc siêu thị BigC khẳng định, Tết năm nay, siêu thị cam kết sẽ không tăng giá các mặt hàng thiết yếu. Một tháng trước Tết Âm lịch, siêu thị này đã hoàn tất việc trữ hàng Tết với 250 tấn mứt kẹo truyền thống, 1.000 tấn rau củ quả. Số lượng giỏ quà Tết tăng khoảng 25% so với năm ngoái. Tổng cộng, số lượng hàng Tết năm nay tại siêu thị BigC cao hơn 15% so với cùng kỳ Tết Nhâm Thìn, nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa và góp phần bình ổn giá.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, nếu năm nay không có thiên tai, dịch bệnh thì mặt hàng thịt, cá, rau xanh sẽ vẫn bình ổn, thậm chí giảm nhẹ. Hiện nay giá các loại thịt như thịt lợn, thịt gà đang giảm so với thời điểm cao nhất khoảng 20- 25%.

Tuy nhiên ông Phú cũng nhận định, do hàng cung cấp trong siêu thị mới chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong doanh số của thị trường bán lẻ. Đa phần hiện tại người dân vẫn mua hàng ở hàng rong, chợ cóc, vì vậy sẽ khó tạo đà giảm giá cho các mặt hàng dịp Tết này. Ông Phú dự đoán giá cả các mặt hàng được bán ngoài siêu thị vẫn sẽ cao hơn nhiều năm ngoái, trung bình khoảng 18%.

Hàng tại chợ “rủ nhau” tăng giá

Trái ngược với siêu thị, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như chợ Phùng Khoang, Trung Kính... mặc dù đã ở mặt bằng giá cao nhưng hầu hết các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết vẫn rục rịch tăng giá. Các hộ kinh doanh cho biết, do nguyên liệu đầu vào tăng nên hầu hết các mặt hàng đều phải tăng giá theo.

Cụ thể, theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, cận Tết Quý Tỵ 2013, gạo bắt đầu tăng giá từ 5- 10% so với cách đây một tháng và khách hàng chú trọng sử dụng gạo sạch.

Tại thị trường Hà Nội, giá gạo trung bình tăng 1.200- 2.000 đồng/kg. Một số loại gạo bán chạy như tám Điện Biên là 22.600 đồng/kg, thơm thái 20.500 đồng/kg, bắc hương Hải Hậu 13.800 đồng/kg, tám xoan Hải Hậu 25.000 đồng/kg, Hải Hậu thường 12.600 đồng/kg, lài sữa An Giang 18.800 đồng/kg, lứt 16.000 đồng/kg, Đài Loan 17.500 đồng/kg, dự liên hương 15.000 đồng/kg, giống Nhật 32.000 đồng/kg, nhị hương 16.600 đồng/kg, trân châu 27.800 đồng/kg…

Người tiêu dùng nên mua hàng Tết ở siêu thị.
Người tiêu dùng nên mua hàng Tết ở siêu thị.

Đặc biệt, càng về cuối năm, người tiêu dùng càng chú ý đến việc sử dụng sản phẩm gạo sạch trên thị trường. Chị Hương, một chủ cửa hàng bán gạo tại chợ Phùng Khoang cho biết: “Loại gạo nào mà không pha, có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng của các cơ quan chức năng ngày càng được các thượng đế tin dùng”.

Bên cạnh gạo, nhiều mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán cũng bắt đầu tăng mạnh, nhiều mặt hàng còn tăng tới 30% so với những tháng trước đó.

Tại chợ đầu mối Đồng Xuân, hàng tết bày bán tràn ngập chợ, nhất là tại các gian hàng thực phẩm khô, bánh kẹo, đồ phụ kiện trang hoàng tết…

Hiện nay, tại chợ này măng củ khô có giá 250.000 đồng/kg loại ngon, loại bình thường có giá 220.000 đồng/kg, măng vầu có giá 150.000- 240.000 đồng tùy loại, mộc nhĩ không chân có giá 150.000 đồng/kg, nấm hương loại 1 có giá 300.000 đồng/kg, tôm nõn loại nhỏ giá 400.000 đồng/kg, loại to giá 730.000 đồng/kg…

Các loại hạt như: hạt bí ta loại nhỏ giá 150.000 đồng/kg, loại to giá 160.000 đồng/kg, hạt điều giá 200.000 đồng/kg, hạt dẻ 280.000 đồng/kg, hạt hướng dương loại 1 giá 80.000 đồng, loại 2 giá 60.000 đồng/kg. Các loại mứt tăng khoảng 10% như mứt hạt sen, mất dừa dẻo, mứt bí… Giá hiện tại dao động từ khoảng 80.000- 150.000 đồng/kg tùy loại.

Một tiểu thương chuyên bán sỉ bán lẻ thực phẩm khô tại chợ Đồng Xuân cho biết, giá các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán đợt này tăng mạnh. Nhìn chung các loại hàng hóa đều tăng từ 10- 20%, loại tăng mạnh nhất là các mặt hàng thực phẩm khô như: măng khô, mộc nhĩ, nấm hương… giá cào bằng còn tăng khoảng 30% so với tháng trước.

Trước thông tin nhiều mặt hàng sinh hoạt đang nhìn nhau tăng giá dịp gần Tết, Bộ Tài chính cho biết, các công tác như kiểm tra, kiểm soát giá cả đang được gấp rút tiến hành song song với các biện pháp bình ổn giá thị trường.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính cho biết, Cục Quản lý giá đã báo cáo Bộ thành lập các đoàn đi nắm bắt, kiểm tra thị trường vào cuối năm và dịp trước Tết Quý Tỵ, dự kiến sẽ kiểm tra cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Đồng thời, Cục Quản lý Giá sẽ  phối hợp với các ban, ngành khác để nắm bắt tình hình điều phối cung – cầu cũng như nắm tình hình dự trữ hàng hóa để thực hiện bình ổn giá và đáp ứng nhu cầu dịp Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, đại diện Cục quản lý giá còn cho biết, cơ quan quản lý đã có sự chuẩn bị để kiểm soát giá cả thị trường cả những tháng sau Tết. Đây cũng là thời điểm nóng không kém và có khả năng giá cả còn tăng cao hơn trước Tết. Bởi thế, ông Tuấn khẳng định, phía cơ quan quản lý sẽ theo dõi chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra để ổn định mặt bằng giá cả, nhất là mặt hàng phục vụ đời sống dân sinh.

Hà Nội chuẩn bị lượng hàng hóa phục vụ Tết trị giá 6.000 tỷ đồng

Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Dự kiến nhu cầu tiêu dùng đối với các nhóm hàng phục vụ Tết sẽ tăng từ 20 – 25% so với các tháng bình thường trong năm. Đến nay, các doanh nghiệp đã chuẩn bị được trên 85 triệu lít bia các loại, khoảng 13 triệu chai rượu, trên 17.000 tấn bánh, mứt, kẹo; trên 15 triệu lít sữa các loại phục vụ nhân dân trong dịp Tết và khoảng 28 nghìn tấn các loại sản phẩm gia vị, nước mắm các loại. Ngoài ra, một số loại bánh mứt kẹo, rượu bia cao cấp được các doanh nghiệp nhập khẩu chiếm khoảng 10 – 15% tổng lượng hàng tiêu thụ Tết.

Bên cạnh đó, đối với các nhóm hàng thiết yếu (tập trung vào thịt lợn, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, rau củ) các doanh nghiệp đã có chuẩn bị tăng 20 - 25% so với các tháng thường trong năm. Đáng chú ý, với các doanh nghiệp tham gia bình ổn giá luôn đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ, bán ra thị trường với giá ổn định đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội.

Nhìn chung, ước tổng lượng hàng hóa dự trữ tăng thêm của hệ thống phân phối, bán lẻ trên địa bàn TP dịp trước, trong và sau Tết trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng. Với lượng hàng hóa trên, Sở Công Thương khẳng định sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô trong dịp Tết.

Tuấn Huyền

很赞哦!(79)