【tối nay có đá banh không】Ông Cư sửa thuyền

 Ông Cư với công việc sửa thuyền nan

Nghề sửa thuyền nan gắn bó với ông Cư bởi chính nhu cầu sửa chữa thuyền của gia đình. Nhà có thuyền, bản thân ông cũng là một ngư dân lành nghề kiêm thợ mộc. Thế nên vừa thông thạo các chuyến biển, ông Cư vừa khéo léo với tay nghề sử dụng cưa, búa.

Hơn 20 năm trước, thợ thầy khó kiếm, từ hiểu biết về nghề mộc và kinh nghiệm sau những chuyến biển, ông Cư tìm tòi, học hỏi cách đóng, sửa thuyền. “Dù kết cấu có khác nhau so với những vật dụng như bàn, ghế, đồ mộc gia dụng, thế nhưng bản chất của thuyền nan vẫn có đến 90% cốt lõi là làm từ gỗ. Bởi thế, kinh nghiệm thợ mộc vẫn giúp ích rất nhiều cho tôi”, ông Cư nói. Vừa sửa vừa học hỏi, dần dà, ông Cư từ sửa thuyền nhà sang sửa cho người quen. Rồi cứ thế ông được người khác biết tới nhiều hơn và gắn bó với nghề này xấp xỉ đã 20 năm.

 Thuyền nan là phương tiện được ngư dân ưa chuộng cho các chuyến đánh bắt gần bờ

Với mỗi người thợ sửa thuyền nan, bên cạnh am hiểu kết cấu, nắm bắt từng chi tiết nhỏ của mỗi chiếc thuyền, cái tâm với nghề cũng là “kỹ thuật” không thể thiếu. Là ngư dân lành nghề, hơn ai hết, ông Cư hiểu tầm quan trọng của một chiếc thuyền nan gắn với những cuộc mưu sinh của ngư dân. Ngoài là phương tiện đánh bắt cá tôm, thuyền nan còn gắn liền với tính mạng của ngư dân trong mỗi chuyến biển. Vì thế, ông luôn tâm niệm phải làm thật chuẩn, sửa thật đúng từng chi tiết nhỏ nhất.

Nhanh nhẹn xoay trở trong lòng thuyền chật hẹp, ông Cư mải miết chuyên tâm với công việc của mình. Đôi bàn tay khéo léo của ông thuần thục dùng cưa, dùi, búa để cưa đục, tháo lắp và dán, khớp các chi tiết trong lòng thuyền.

Chỉ vào những thanh giang, thanh đà, thanh văn - các bộ phận trợ lực, tạo sự chắc chắn cho phía bên trong nan thuyền, ông nói: “Đa phần những hỏng hóc ở thuyền nan đều do bị sóng đánh chìm, bị kéo rê trên nền cát hoặc gãy mục do lâu ngày. Ngoài vỏ thuyền phải bảo dưỡng thường xuyên vì tiếp xúc trực tiếp với nước để đảm bảo an toàn, phần lõi thuyền với hệ thống thanh văn, thanh giang, thanh đà này thường cũng sẽ được thay mới khi có dấu hiệu xuống cấp để tạo sự bền chắc, giúp cốt nan chống chịu được lực va đập của sóng nước”.

Nhờ nghề biển để nuôi bốn người con ăn học, thấm thía sự gian khó, nhọc nhằn của nghề và tầm quan trọng của một chiếc thuyền nan an toàn, ông Thuận, một chủ thuyền đang thuê ông Cư sửa chữa cho biết: “Năm ngoái, dù cẩn thận nhưng thuyền của tôi đã chìm đến ba lần do sóng lớn. Bởi thế tôi rất mừng khi thuyền nhà mình được ông Cư có tâm sửa chữa. Thuyền an toàn, chắc chắn, tôi cũng yên tâm hơn với những chuyến đánh bắt”.

Tại vùng bãi ngang Phú Lộc, nhờ nguồn hải sản ngày càng phong phú, những chuyến biển gần bờ của ngư dân như ông Thuận - chuyên thả lưới bằng thuyền nan cũng nhộn nhịp trở lại. Ngoài ông Cư, trong vùng còn có ông Thành, ông Phúc... đều là những người thợ sửa thuyền nan lành nghề, được nhiều chủ thuyền tín nhiệm.

Hiện nay, thu nhập của thợ sửa thuyền nan khá cao, mỗi ngày công thường từ 500 – 700 nghìn đồng, tùy yêu cầu công việc. Được ngư dân trân trọng và thu nhập khá, đời sống ổn định, thế nhưng, xen với niềm vui góp phần cho những chuyến biển của ngư dân đầy lưới, bình an, ông Cư vẫn canh cánh nỗi lo. Ông bộc bạch: “Dù thu nhập khá, nhưng nghề sửa thuyền vẫn chưa thu hút được những người trẻ là con em của làng chài. Như tôi, sinh cả mấy người con nhưng chẳng ai mặn mà, gắn bó với nghề cả. Những người thợ khác cũng vắng người kế nghiệp. Tôi chỉ mong mỗi chuyến biển của ngư dân đều nặng lưới, có như thế nghề sửa thuyền nan mới có cơ hội trở lại thời kỳ hưng thịnh”.