【bong dá lu】Căng thẳng chuyện đảm bảo cung ứng điện và xử lý sự cố tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Nỗ lực cung ứng điện,ăngthẳngchuyệnđảmbảocungứngđiệnvàxửlýsựcốtạiNhàmáyLọchóadầuNghiSơbong dá lu thống nhất đưa điện gió, điện mặt trời hòa lưới điện

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, Bộ Công thương đã có loạt văn bản chỉ đạo các đơn vị đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện mùa nắng nóng để không xảy ra thiếu điện, cắt điện luân phiên. Bộ Công thương cũng đã có động thái gỡ khó cho các dự án năng lượng chuyển tiếp bằng cách thống nhất giá tạm tính cho doanh nghiệp.

Căng thẳng chuyện đảm bảo cung ứng điện và xử lý sự cố tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại cuộc họp báo. Ảnh: Hải Anh

Liên quan đến việc EVN cho biết có nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới và một số nơi bị mất điện do gặp sự cố vì nắng nóng kéo dài, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực lý giải, trong thời kỳ nắng nóng và mùa khô hàng năm, việc đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế luôn là vấn đề được dư luận quan tâm. Hiện các hồ thuỷ điện trong tình trạng thiếu nước, nhiều hồ đã về đến mực nước chết, gây khó khăn trong vận hành và cung ứng điện. Bộ Công thương đã có nhiều giải pháp để đảm bảo việc cung ứng điện cũng như đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện.

Theo ông Hòa, mới đây, Bộ Công thương đã có cuộc họp với các tập đoàn, tổng công ty để đảm bảo cung ứng cho phát điện. Theo đó, Bộ yêu cầu EVN, TKV, Tổng công ty Đông Bắc cùng các đơn vị phải huy động mọi nguồn lực để đảm bảo việc phát điện, khẩn trương khắc phục các sự cố của các tổ máy để sớm đưa vào vận hành trở lại. Trong đó, các dự án năng lượng tái tạo cũng được huy động để giảm căng thẳng về cung ứng điện.

Cũng theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, đến ngày 18/5, Bộ Công thương đã thống nhất giá tạm thời của 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời được EVN thống nhất giá. Như vậy, các nhà máy này khi đã có giá tạm thời, được huy động sẽ được phát điện lên lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tạm thời trong việc đảm bảo cung ứng điện.

Theo báo cáo của EVN, tính đến ngày 10/5, có 31/85 dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 1.956,8 MW đã nộp hồ sơ đàm phán giá điện, trong đó 15 dự án hoàn thiện hồ sơ và đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN.

Trong đó, 16 nhà đầu tư đã đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm tính trong thời gian đàm phán. Cụ thể, có 10 nhà máy điện (tổng công suất 468,75 MW) đề nghị giá tạm tính bằng 50% giá trần của khung giá và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm tính đến khi giá điện chính thức được hai bên ký kết thực hiện. Có 2 nhà máy điện (tổng công suất 104,2 MW) đề nghị mức giá tạm tính bằng 90% giá trần của khung giá và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm tính đến khi giá điện chính thức được hai bên ký kết và thực hiện.

4 nhà máy điện (tổng công suất 410,5 MW), chiếm tỷ lệ 8,7% đề nghị giá tạm tính theo 2 phương án: Giá tạm tính bằng giá 50% giá trần của khung giá và đề nghị thực hiện hồi tố sau khi có giá điện chính thức; giá tạm tính bằng 90% giá trần của khung giá và không thực hiện hồi tố cho giai đoạn tạm tính...

Để đảm bảo điện trong các tháng 5 và 6/2023, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, EVN đã đàm phán với các nhà máy BOT, nhà máy điện độc lập để đảm bảo huy động tối ưu nhất công suất các nhà máy này vào hệ thống trong cao điểm mùa nắng nóng. Cùng với đó, tập đoàn có các giải pháp vận hành, bổ sung nguồn điện, đàm phán và ký các hợp đồng mua bán điện, tiết kiệm điện và điều chỉnh phụ tải với các doanh nghiệp sử dụng điện lớn. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ đồng ý cho ngừng, giảm phụ tải trong các tình huống cực đoan.

"Mỗi lần lọc hoá dầu Nghi Sơn trục trặc là chúng tôi mất ăn mất ngủ"

Tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề cung ứng xăng dầu trong thời gian tới, ông Trần Thanh Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và than (Bộ Công thương) cho biết, Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn đóng vai trò quan trọng trong cung ứng xăng dầu trong nước, chiếm tới 35 - 40% nguồn cung.

Trong 4 tháng đầu năm, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sản xuất hơn 2,2 triệu tấn xăng dầu các loại, trong đó riêng tháng 4/2023 sản xuất được hơn 67.000 tấn xăng dầu và hiện nay là giữa tháng 5, nhà máy vận hành vẫn ổn định. Trong tháng 6 và quý III, quý IV, theo kế hoạch, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ triển khai công tác vận hành sản xuất đã đăng ký với Bộ Công thương.

Căng thẳng chuyện đảm bảo cung ứng điện và xử lý sự cố tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: TL

Đối với Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: “Nhà máy này chiếm tới 35 - 40% cho nhu cầu của thị trường nội địa mà mỗi một lần trục trặc, có bị làm sao thì chúng tôi mất ăn mất ngủ. Thực tế là như vậy, hiện nay Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đang và sẽ tiếp tục gặp tình trạng như vậy. Chúng ta phải làm thế nào, liệu có “không ngủ” mãi được không, phải có giải pháp để xử lý dứt điểm tình trạng này”.

Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết thêm, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn là liên doanh giữa PVN, Cô-oét và nhà đầu tư Nhật Bản. Phía doanh nghiệp Việt Nam chỉ góp vốn 25,1%, do vậy “tiếng nói cũng chỉ có mức độ”.

“Suốt mấy năm, từ khi bắt đầu đưa vào sản xuất thường xuyên có tình trạng như vậy. Một doanh nghiệp, nhà máy cung ứng xăng dầu lớn cho thị trường mà thường xuyên không ổn định cho thị trường là điều rất khó. Về phía Bộ Công thương, chúng tôi rất bám sát nhà máy này, xem hàng ngày, hàng giờ có gặp vấn đề gì không, nhưng tinh thần, Bộ Công thương sẽ quyết liệt bám sát, làm tốt nhất, cao nhất đảm bảo nguồn cung” - ông Hải khẳng định.

Trả lời về giải pháp cung ứng xăng dầu trong thời gian tới, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, trong bối cảnh giá và nguồn cung xăng dầu trong nước cũng như thế giới còn nhiều biến động khó lường, Bộ Công thương sẽ theo dõi việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong trường hợp cần thiết quy định cụ thể tiến độ nhập khẩu hoặc mua xăng dầu trong nước để thương nhân đầu mối thực hiện.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất trong nước, phối hợp với Bộ Tài chính, điều hành giá bán lẻ trong nước phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung. Đặc biệt, bộ cũng chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 đã được phân giao (số lượng, chủng loại) để bảo đảm cung cấp liên tục xăng dầu cho các khách hàng.