【tỷ số nauy】Thứ trưởng Bộ Tài chính: Quy trình hỗ trợ lãi suất rất rõ ràng, thuận lợi cho doanh nghiệp

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không để chính sách bị trục lợi
Hỗ trợ lãi suất: Làm sao để nhanh và đúng?ứtrưởngBộTàichínhQuytrìnhhỗtrợlãisuấtrấtrõràngthuậnlợichodoanhnghiệtỷ số nauy
Ngân hàng xin nới “room” tín dụng để triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: H.Dịu

Tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 31 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vào chiều 6/7 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã có báo cáo về việc thực hiện, triển khai Nghị định 31.

Theo Thứ trưởng, theo sự phân công nhiệm vụ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với NHNN để trình Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cũng như Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 31.

Theo Nghị định 31, quy mô chương trình hỗ trợ lãi suất tối đa 40.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng), bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (trên 23.965 tỷ đồng), đồng thời NHNN cũng đã có Thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng NHTM để triển khai sớm chính sách.

Những lĩnh vực được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước theo Nghị định 31 gồm: ngành hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giao dục – đạo tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin, bao gồm cả hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế này, trừ hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ… cũng thuộc lĩnh vực được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2%.

“Các chính sách về hỗ trợ lãi suất ra đời thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. DN được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với lãi suất thấp. Việc này nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế khẩn trương, cụ thể, đúng đối tượng”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Đặc biệt, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, Bộ Tài chính còn phối hợp với NHNN cùng các bộ, ngành khác thiết kế các quy định rõ ràng về quy trình xây dựng dự toán, thanh quyết toán, hạn chế vướng mắc, đảm bảo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại thực hiện cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vay vốn.

Theo đó, NHNN sẽ tổng hợp kế hoạch hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại, đảm bảo trong phạm vi tổng mức 40.000 tỷ đồng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Căn cứ kế hoạch này, Kế hoạch và Đầu tư chủ trì báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ lãi suất trong năm 2022 và tổng hợp, bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trình Quốc hội quyết định.

Hàng năm, các ngân hàng thương mại phải có trách nhiệm thực hiện quyết toán hỗ trợ lãi suất, báo cáo quyết toán cho NHNN, căn cứ vào báo cáo của NHNN và Kiểm toán Nhà nước thì Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tiến hành thẩm định.

Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ, khác với các chính sách trước, các quy định về hỗ trợ lãi suất 2% đợt này có thêm quy định về kiểm toán hàng năm, cũng như có quy định về thẩm định của NHNN và các cơ quan chức năng.

“Đây là chính sách lớn nên được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn khuyến khích tạo điều kiện, đảm bảo hiệu quả chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Do đó, đề nghị các ngân hàng thương mại, cá nhân, tổ chức vay vốn cần đảm bảo các quy định, tuyệt đối tuân thủ với tính kỷ cương, liêm chính, minh bạch. Các đối tượng cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nêu rõ.