Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ,ạirơivohỗnloạkết quả uefa europa league Syria rơi vào cảnh hỗn loạn khiến nhiều quốc gia quan ngại.
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8-12-2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tiến sĩ Salman Rafi Sheikh, Phó Giáo sư chính trị tại Đại học Khoa học Quản lý Lahore (LUMS) tại Pakistan, cho rằng trải qua hơn một thập kỷ nội chiến, Syria đã, đang đứng trước một giai đoạn chuyển giao quan trọng. Đây là giai đoạn có thể mở ra hướng đi mới cho quốc gia Trung Đông này nhưng cũng có thể sẽ là giai đoạn hỗn loạn hơn so với trước đây.
Ngày 8-12, chính quyền của Tổng thống Assad đã bị lật đổ bởi các nhóm “phiến quân” do Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đứng đầu. Đây là một liên minh các nhóm Hồi giáo từng có liên hệ với al-Qaeda, không phải là một phong trào do người dân Syria bình thường lãnh đạo. Theo ước tính, khoảng một nửa trong số 23 triệu người dân Syria trước cuộc xung đột mới nhất đã trở thành người tị nạn trong nước hoặc quốc tế do cuộc nội chiến kéo dài. Điều này cho thấy rằng quá trình chuyển đổi chính trị ở Syria có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn hơn là sự chuyển mình thành nền dân chủ.
Việc chính quyền ông Assad sụp đổ không chỉ ảnh hưởng đến Syria mà còn có thể định hình lại toàn bộ khu vực Trung Đông. Iran và Hezbollah, hai lực lượng từng có ảnh hưởng lớn tại Syria, có thể sẽ mất đi vị thế của mình. Thổ Nhĩ Kỳ, với chiến lược hỗ trợ quân nổi dậy, dường như đang nắm giữ lợi thế trong việc ổn định và tái thiết khu vực. Tuy nhiên, những bài học từ Afghanistan cho thấy khả năng xảy ra hỗn loạn là rất cao khi các lực lượng quốc tế vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại đây.
Trong khi các lực lượng bên ngoài như Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình, các nhóm vũ trang nội bộ như HTS và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đang kiểm soát các khu vực khác nhau. Với sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo, nguy cơ nội chiến và tình trạng hỗn loạn là rất cao.
Mỹ hiện có căn cứ MSS Euphrates ở phía Đông Deir ez-Zor, thành phố lớn thứ bảy ở Syria. Washington đã tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở miền Đông Syria nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Trung Đông Daniel Shapiro nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trong bối cảnh đầy biến động này. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong chính quyền Mỹ sắp tới, khả năng can thiệp và định hình tương lai của Syria vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Trong khi đó, tại tỉnh Latakia ở Tây Syria, giáp với tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga duy trì một căn cứ không quân. Tại một khu vực khác ở Tây Syria là Tartous, Matxcơva cũng có một căn cứ hải quân. Hiện tại, họ đã đặt các căn cứ của mình trong tình trạng báo động rất cao, cho thấy ý định sẽ tiếp tục ở lại Syria.
Mặt khác, Israel đã quyết định chiếm giữ vùng đệm của Syria, nơi ngăn cách Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng với phần còn lại của Syria. Họ không muốn những người Hồi giáo có vũ trang ở biên giới của mình vào thời điểm họ đã tham gia vào các cuộc chiến tàn khốc với người Palestine ở Gaza và Bờ Tây, với Hezbollah ở Lebanon.
Ngoài ra, SDF do người Kurd lãnh đạo cũng kiểm soát khoảng một phần tư lãnh thổ Syria ở phía Đông. SDF còn kiểm soát một nửa tỉnh Deir ez-Zur lân cận và một phần tỉnh Aleppo.
Với những lực lượng khác nhau cùng kiểm soát đất nước chính là “bóng đen” có thể biến Syria trở thành một Libya hoặc Yemen khác.
Ngày 8-12, sau khi chiếm giữ Damascus, phiến quân Syria tuyên bố chính quyền Tổng thống al-Assad sụp đổ sau 24 năm cầm quyền. Ông Assad hiện được Tổng thống Nga Vladimir Putin cấp quyền tị nạn tại nước này. |
HN tổng hợp