您现在的位置是:Empire777 > Cúp C1

【kq vn hôm nay】Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế

Empire7772025-01-10 21:20:26【Cúp C1】4人已围观

简介Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng, kiện phòng vệ thương mại càng tăngThương mại giữa Việt Nam v kq vn hôm nay

Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng,ệtNamvàonhómnềnkinhtếhàngđầuvềthươngmạiquốctếkq vn hôm nay kiện phòng vệ thương mại càng tăng
Thương mại giữa Việt Nam với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới
Việt Nam có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số
Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham luận tại hội nghị

Trình bày tham luận với chủ đề “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trong các hoạt động kinh tế đối ngoại” tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng hôm nay 14/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế.

Việt Nam đã ký hơn 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương.

Về xuất nhập khẩu, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ USD; dự báo năm 2021 sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: công tác phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật sâu rộng ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, trong cộng đồng doanh nghiệp.

Phát triển kinh tế và thương mại quốc tế chủ yếu vẫn dựa vào các yếu tố bề rộng, thiếu sự đóng góp đáng kể của các yếu tố chiều sâu như năng suất lao động, hàm lượng tri thức hay công nghệ.

“Đặc biệt, mặc dù thương mại và đầu tư tăng trưởng nhanh nhưng nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất vẫn lệ thuộc vào thị trường thế giới, chưa có sự tham gia mạnh của các doanh nghiệp trong nước và các chuỗi cung ứng quốc tế quan trọng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng, then chốt”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kinh tế số đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ, mang lại những thời cơ, thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn, thách thức đan xen; đặc biệt, đại dịch Covid-19 được dự báo có thể còn diễn biến phức tạp, tác động bất lợi đến mọi mặt đời sống và xã hội.

Trong bối cảnh đó, ông Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng sẽ có những nội hàm mới, đó là sự độc lập, tự chủ trong quá trình mở cửa, hội nhập.

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đối ngoại, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trong bối cảnh tình hình mới, Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đề xuất khẩn trương xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia có chọn lọc các FTA, đặc biệt là các FTA mới; đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả các FTA Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng (như công nghiệp hỗ trợ, vật liệu, hóa chất, chế tạo, chế biến, điện tử) và hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhắc tới góc độ đề cao vai trò của doanh nghiệp, xác định rõ doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại thông qua việc tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong mọi tình huống; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa...

很赞哦!(36716)