【bd tile】Nâng cao nghiệp vụ về chính sách bảo hiểm phát triển thủy sản

nang cao nghiep vu ve chinh sach bao hiem phat trien thuy san

Thứ trưởng Trần Xuân Hà phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tại hội nghị,ângcaonghiệpvụvềchínhsáchbảohiểmpháttriểnthủysảbd tile Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm- Bộ Tài chính Phùng Ngọc Khánh cho biết, ngày 7-7-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2014/NĐ-CP trong đó giao Bộ Tài chínhh ướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm.

Xác định đây là chính sách bảo hiểm trọng tâm của Chính phủ nhằm hỗ trợ cho ngư dân yên tâm bám biển, phát triển hoạt động khai thác hải sản xa bờ, đồng thời với tinh thần phục vụ bảo hiểm cho ngư dân nhanh chóng và thuận lợi, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và một số DN bảo hiểm tổ chức khảo sát nắm tình hình thực tế tại các cơ sở có khó khăn, vướng mắc và hướng giải quyết.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, làm việc thực tế, ngày 20-8-2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm và Thông tư số 116/2014/TT-BTC hướng dẫn một số vấn đề tài chính đối với các DN bảo hiểm thực hiện bảo hiểm.

Có thể nói, đây là các văn bản pháp lý quan trọng, hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách bảo hiểm khai thác hải sản. Căn cứ các quy định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 2764/QĐ-BTC chấp thuận 4 DN bảo hiểm triển khai bảo hiểm khai thác hải sản gồm: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, Tổng Công ty bảo hiểm PVI.

Các DN bảo hiểm triển khai theo hình thức đồng bảo hiểm nhằm đảm bảo việc thực hiện được thống nhất, tránh cạnh tranh không lành mạnh, tăng cường khả năng kiểm soát trục lợi, đồng thời thuận lợi trong công tác tổng kết, đánh giá và điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà thông tin thêm: Qua đăng ký của các DN bảo hiểm và trên cơ sở xem xét tiêu chí điều kiện, Bộ Tài chính đã lựa chọn 4 DN bảo hiểm lớn để thực hiện triển khai bảo hiểm thủy sản.

nang cao nghiep vu ve chinh sach bao hiem phat trien thuy san

4 DN bảo hiểm ký kết Thỏa thuận đồng bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm thủy sản.

4 DN bảo hiểm nói trên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn như năng lực tài chính tốt, độ bao phủ của các chi nhánh ở địa phương lớn để tạo có sự gắn bó với các địa phương và ứng phó kịp thời khi có tổn thất. 4 DN bảo hiểm cũng đã từng triển khai hoạt động bảo hiểm liên quan đến đánh bắt hải sản, tàu thuyền, bảo hiểm thuyền viên trong những năm trước đây.

Tuy nhiên, đằng sau 4 DN bảo hiểm này còn có rất nhiều DN khác cùng chia sẻ rủi ro thông qua hình thức nhận tái bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm. Như vậy cả hệ thống các DN bảo hiểm của Việt Nam đều tham gia vào hoạt động này để đảm bảo triển khai có hiệu quả.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh, việc triển khai Nghị định số 67 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người dân ra khơi bám biển khai thác thủy hải sản phát triển ngành nghề này, đồng thời khẳng định sự hiện diện chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo.

Các chính sách hỗ trợ của cơ quan Nhà nước là hết sức cần thiết đối với người dân, do vậy, các cơ quan liên quan bao gồm Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và DNBH phải có sự phối kết hợp chặt chẽ để đưa chính sách này vào cuộc sống.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự là các doanh nghiệp bảo hiểm và đại diện Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được nghe phổ biến một số nội dung cụ thể: nguyên tắc thực hiện bảo hiểm; yêu cầu đối với DNBH triển khai bảo hiểm khai thác thủy sản; hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục chấp thuận DNBH triển khai, đối tượng được hỗ trợ phí bảo hiểm và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục chi trả phí bảo hiểm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, cũng như các khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí; trách nhiệm của các cơ quan liên quan; đồng bảo hiểm; hạch toán doanh thu, chi phí…