【trực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay】Nên chấp nhận phá sản ngân hàng thương mại yếu kém
Đây là nhấn mạnh của ông Jonathan Dunn- Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam,ênchấpnhậnphásảnngânhàngthươngmạiyếukétrực tiếp bóng đá nữ úc hôm nay tại hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, do Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 28/10, tại Hà Nội.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Diệu Thiện |
Ông Nguyễn Kim Anh- Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, sau hơn 30 năm đổi mới, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu được nhiều thành tựu.
Thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế hơn, sau khi Chính phủ Việt Nam đã thực thi nhiều cải cách khuyến khích khu vực tư nhân và nước ngoài cùng với định chế tài chính của nhà nước tham gia vào hệ thống tài chính, nhằm tạo lập sự đa dạng về mô hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, cấu trúc sở hữu của các định chế tham gia thị trường.
Tuy nhiên, cũng theo ông Anh, bên cạnh những thành tựu, hiện thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Trước hết, đó là sự bất hợp lý, mất cân đối về cấu trúc thị trường với khu vực ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và chịu nhiều áp lực lớn (tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP là 112%). Trong khi thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm chiếm tỷ lệ nhỏ, phát triển chưa tương xứng với tỷ lệ giá trị trái phiếu/GDP là 22%, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP là 27%, tổng doanh thu bảo hiểm/GDP đạt khoảng 2%.
Chính sự mất cân đối và hạn chế này tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Ngoài ra, thị trường tài chính Việt Nam vẫn tồn tại một số hạn chế nữa như tính ổn định và hiệu quả của thị trường chưa cao; tính minh bạch chưa đáp ứng được yêu cầu; tính bền vững của thị trường chưa thực sự vững chắc; tính an toàn còn gặp thách thức khi mạng lưới giám sát các khu vực của thị trường tài chính còn phân tán, giám sát an toàn vĩ mô và an toàn vi mô đang còn khuyết thiếu chưa thể kết nối liên thông nhằm giám sát ngăn ngừa có hiệu quả rủi ro hệ thống…
Đồng quan điểm, theo ông Bùi Tín Nghị- Giám đốc Học viện Ngân hàng cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, áp lực lên thị trường tài chính sẽ ngày càng gia tăng trong thời gian tới.
Theo đó, thị trường tài chính Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những rủi ro trước các nguy cơ như mất an toàn tài chính từ khủng hoảng mang tính dây truyền, rủi ro giám sát tài chính… ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các định chế tài chính và thị trường tài chính trong nước.
Ngoài ra, việc tăng cường hội nhập quốc tế cũng khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam trở nên gay gắt hơn, gây ra sức ép không nhỏ cho các chủ thể nội địa vốn không có nhiều lợi thế cạnh tranh trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam chưa phát triển.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, theo ông Jonathan Dunn, cần đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu mới. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), bằng cách sửa khuôn khổ pháp lý, cho phép VAMC thúc đẩy xử lý và bán nợ xấu…
Đồng quan điểm, ông Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường đào tạo cán bộ BIDV đưa thêm khuyến nghị, cần giảm sở hữu nhà nước tại các ngân hàng thương mại nhà nước (có lộ trình 65% và 51%); phân tách vai trò chủ sở hữu và quản lý; nới room sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, cần đẩy nhanh lộ trình thoái vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước mua lại, chấp nhận phá sản ngân hàng thương mại yếu kém…./.
Thiện Trần