Bom phi hạt nhân GBU-43/B (MOAB) hay còn được biết với tên thông dụng "Mẹ của các loại bom" (Mother Of All Bombs) là loại bom được thiết kế và trang bị cho Quân đội Mỹ bởi Albert L. Weimorts Jr. Đây là loại vũ khí hàng không đầu tiên của Mỹ sử dụng cánh đuôi kiểu mắt lưới tương tự như trên tên lửa không đối không R-77 của Nga.
MOAB là quả bom có kích thước lớn nhất trong kho vũ khí của quân đội Mỹ với chiều dài 9,ứcmạnhhủydiệtcủabomphihạtnhânMẹcủacácloạkqbd mexico 217 m, đường kính của bom là 102,9 cm và khối lượng là 9,5 tấn. Nó được trang bị cả một hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh, do đó nó giống như một bom thông minh khổng lồ.
Bom phi hạt nhân "Mẹ của các loại bom" do Mỹ sản xuất có sức công phá khủng khiếp
MOAB được thiết kế để phát nổ khi cách mặt đất 1,8m nhằm tăng sức sát thương so với việc phát nổ khi chạm mặt đất. Một quả bom nếu phát nổ khi chạm mặt đất, nó sẽ có xu hướng truyền lực phá hoại xuống mặt đất đồng thời bị phản hồi ngược lên trên, trong khi đó nếu phát nổ trong không khí lực phá hoại sẽ được truyền ra xung quanh theo chiều ngang. MOAB được đánh giá có khả năng xuyên phá qua 61 m bê tông chịu lực 5.000 psi. Bom cũng xuyên qua 7,9 mét bê tông chịu lực 10.000 psi hoặc 40 mét đá với độ rắn trung bình.
Hỗn hợp chất nổ chính được sử dụng bên trong các quả bom MOAB là Tritonal, bao gồm 80% thuốc nổ TNT và 20% bột nhôm. Bột nhôm giúp làm tăng áp lực mà quả bom gây ra khi phát nổ, việc bổ sung thêm bột nhôm giúp làm tăng sức công phá của thuốc nổ TNT lên 18%.
Một hệ thống dẫn đường dựa trên GPS sẽ tiếp nhận điều khiển các cánh tà của quả bom giúp nó thay đổi hướng và giúp quả bom tìm đến mục tiêu một cách chính xác.
Bom phi hạt nhân MOAB được trang bị cả một hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh
Do MOAB có kích thước quá lớn, nên nó không thể được thả qua các khoang chứa bom của máy bay thông thường. Thay vào đó, nó được thả qua khoang chở hàng của một máy bay chở hàng quân sự như C-130. MOAB được gắn vào một hệ thống băng chuyền và một chiếc dù kéo nó ra khỏi khoang chứa hàng của máy bay. Sau đó hệ thống này sẽ tự động tách ra khỏi quả bom.
Bom MOAB được nghiên cứu và phát triển theo một dự án công nghệ của "Phòng nghiên cứu thuộc Không quân Mỹ". Chỉ trong vòng 9 tháng, dự án GBU-43/B đã đi từ bản vẽ thiết kế đến chế tạo mẫu thử và hoàn thành được 3 lần thử nghiệm rất thành công, trong đó lần thử nghiệm đầu tiên vào 11/3/2003 tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Cùng lúc đó, cuộc chiến Iraq bùng nổ và Lầu Năm Góc có ý định mang siêu bom mới này ra thử lửa tại chiến trường.
Hiện nay có khoảng 15 quả bom hủy diệt loại này được lưu cất trong kho vũ khí của Mỹ. Tất nhiên, MOAB cũng không được phát triển để tạo ra các cuộc tấn công xuyên phá nên chúng không có tác dụng nhiều trong việc tấn công những mục tiêu siêu kiên cố như boogke ngầm.
Ngôi vị bom phi hạt nhân mạnh nhất của “Mẹ của các loại bom” GBU-43/B bị "phế chuất" vào ngày 11/9/2007 khi người Nga tuyên bố thử thành công siêu bom áp nhiệt có tên “Cha của các loại bom”, có sức mạnh lớn hơn gấp 4 lần GBU-43/B.
Đinh Ly (T/h)
Trung Quốc: Quảng Tây lại rung chuyển vì nổ bom ngày thứ hai liên tiếp