Hiện nay,ợvaymuanhởkhudncưvượtlũđội hình fulham gặp crystal palace có hơn 100 hộ dân vay mua nhà ở trong các khu dân cư vượt lũ (DCVL) trên địa bàn huyện Châu Thành A chưa thể trả nợ gốc cho Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện.
Hộ dân đóng cửa, bỏ nhà đi làm ăn xa nên việc thu hồi nợ vay mua nhà vượt lũ của NHCSXH rất khó khăn.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1 (2003-2010) NHCSXH huyện Châu Thành A đã cho các hộ dân vay mua 372 căn, với số tiền hơn 2,6 tỉ đồng (mỗi căn 7 triệu đồng, lãi suất ưu đãi 3%/năm). Hiện còn 139 căn, với số tiền hơn 900 triệu đồng chưa thể thu hồi. Ông Trần Thành Đạt, Giám đốc NHCSXH chi nhánh huyện Châu Thành A, cho biết: Giai đoạn 1 có thời gian cho vay là 10 năm, gồm 5 năm ân hạn và 5 năm trả nợ. Tuy nhiên, sau hết thời gian 5 năm trả nợ, vẫn còn không ít hộ khó khăn và đề nghị ngân hàng cho gia hạn nợ. Đến giờ này, đã hết thời gian gia hạn, song còn nhiều hộ chưa trả hết nợ cho ngân hàng”.
Bà Nguyễn Thị Hoa, gần 80 tuổi, hàng ngày luôn chịu khó đẩy xe ra chợ bán hàng. Trước đây, bà sống tạm bợ ở mé sông. Theo bình xét của địa phương, bà được NHCSXH chi nhánh huyện Châu Thành A cho vay 7 triệu đồng mua nhà trong Khu DCVL thị trấn Bảy Ngàn. Có nhà, bà cảm thấy rất mừng vì không còn lo cảnh ngập lũ, sạt lở. Từ đó bà yên tâm buôn bán, dành dụm đóng tiền lãi đầy đủ hàng tháng. Thế nhưng, năm nay đến hạn trả nợ gốc 7 triệu đồng cho ngân hàng thì bà không có cách nào để xoay xở. Bà Hoa bộc bạch: “Tiền đóng lãi nhiều khi không có, còn phải thiếu qua tháng sau. Bởi làm một ngày chỉ kiếm được 30.000-40.000 đồng. Già cả rồi, đôi khi tiền thuốc còn nhiều hơn tiền ăn”.
Về sống ở Khu DCVL thị trấn Bảy Ngàn trên 10 năm, nhưng gia đình chị Lý Thị Dal (hộ dân tộc Khmer) vẫn chưa tu bổ, mua sắm gì nhiều cho căn nhà. Bởi thu nhập từ việc bán vé số đủ để lo cơm ngày hai bữa còn khó. Do mỗi ngày, chị chỉ kiếm lời vỏn vẹn vài chục ngàn đồng. Được biết trước đây, chị Dal sống với mẹ. Sau khi mẹ mất, chị Dal sống một mình tại khu DCVL. Chị Dal cũng có anh em, nhưng họ đã lập gia đình ở riêng và rất nghèo nên chẳng giúp được gì cho chị. Khi hỏi về khả năng trả tiền gốc vay mua căn nhà mà chị đang sống, chị lắc đầu: “Không có khả năng trả đâu. Nếu có dư tôi cũng trả tiền Nhà nước rồi. Nhưng ngặt nỗi nhà còn nghèo quá”.
Khó khăn hơn là vợ chồng bà Huỳnh Ngọc Nga, do chồng bà bị mù, lại hen suyễn, đau khớp. Trước đây bà bán vé số tạm lo cái ăn cho gia đình. Vậy mà gần đây, bà bị đau cột sống nhiều, trong khi đó bệnh tình của chồng ngày một nặng thêm. Dù được cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhưng bà còn phải lo trang trải thêm chút tiền xe, ăn uống trong những lần đưa chồng đi khám bệnh. Vì vậy, vấn đề lo cái ăn giờ đây đã khó nên bà đang bế tắc trong việc trả nợ. Chưa kể là ngoài vay tiền mua nhà trong khu DCVL 7 triệu đồng, bà còn vay thêm bên ngoài và một số chương trình khác.
Bà Nga thừa nhận: “Vay thêm 10 triệu đồng nữa là 17 triệu đồng, cộng tiền lãi cũng vào khoảng 20 triệu đồng. Tính luôn vay bên ngoài nữa là hai mươi mấy triệu đồng rồi. Khả năng trả gốc không có, giờ không biết làm sao, nhờ các cấp, các ngành giúp đỡ, chứ tôi đã hết đường lo nổi”. Đáng nói là tại Khu DCVL thị trấn Bảy Ngàn (tọa lạc ở ấp Thị Tứ) có 46 trường hợp sau khi nhận nhà một thời gian thì đóng cửa, do trở về nơi cũ hoặc bỏ đi nơi khác làm thuê sinh sống. Vì thế, việc thu hồi nợ vay mua nhà của các đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, thông tin: “Ở Khu DCVL thị trấn Bảy Ngàn có khoảng chục hộ bỏ địa phương đi 2-3 năm không có khả năng đóng tiền lãi lẫn nợ gốc vay mua nhà trước đây. Nguyên nhân là về ở trong khu DCVL đa số là dân nghèo. Ngặt nỗi nơi đây không có khu công nghiệp, còn quá trình mua bán, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Nhất là bây giờ, người dân đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nên những hộ dân nghèo lao động chân tay không thể làm thuê kiếm thêm thu nhập được”.
Do đó, để thu hồi nguồn vốn về cho ngân hàng, ông Trần Thành Đạt, Giám đốc NHCSXH chi nhánh huyện Châu Thành A, kiến nghị: “Đối với các trường hợp vay bỏ nhà đi nơi khác không về thì chính quyền địa phương cần tiến hành thu hồi nền nhà bán đấu giá cho các trường hợp khác có nhu cầu. Đồng thời thu hồi nguồn vốn về trả nợ cho ngân hàng. Còn các trường hợp hộ vay quá nghèo khó thì đề nghị các cơ quan chức năng có cơ chế chính sách miễn, giảm lãi suất, kể cả khoanh nợ để tạo điều kiện cho người dân trả dần số tiền vay”.
Được hưởng thụ chương trình cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đã giúp cho nhiều hộ dân Hậu Giang nói chung, Châu Thành A nói riêng có cuộc sống an toàn. Tuy nhiên, để bà con yên tâm bám trụ ở khu DCVL, ngoài tạo điều kiện cho hộ thật sự khó khăn trả nợ mua nhà thì cần quan tâm tạo kế sinh nhai cho họ nhiều hơn.
Thực hiện chính sách cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Hậu Giang đã giải ngân gần 59 tỉ đồng cho khoảng 3.270 hộ mua nhà ở các cụm, tuyến dân cư vượt lũ trên địa bàn. Trong đó cho vay giai đoạn 1 (2003-2010) là 650 hộ, hơn 4,5 tỉ đồng. Hiện nay đến thời hạn trả gốc, thế nhưng toàn tỉnh còn khoảng 210 hộ, dư nợ hơn 1,4 tỉ đồng chưa thể thu hồi. |
Bài, ảnh: KIM VIẾNG