Sáng 18/3,ềusaiphạmtrongthẩmđịnhgiádothẩmđịnhviênkhôngphảidoquảnlýxep hang thuy đien tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn nhiều nội dung của ngành, trong đó có câu chuyện liên quan đến thẩm định giá.
Không loại trừ một số công ty thẩm định giá cấu kết với doanh nghiệp
Đại biểu Lã Thanh Tân (đoàn TP Hải Phòng) chất vấn về giải pháp để nâng cao hiệu quả thanh tra về giá trong thời gian tới; hướng giải quyết về tình trạng “nhiều doanh nghiệp thẩm định giá từ chối thẩm định giá đấu thầu mua sắm trang thiết bị cho hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước; cách tính giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước”.
Trả lời, Bộ trưởng Tài chính cho hay, giá đối với các mặt hàng cũng như đất, các sản phẩm do Nhà nước định giá được quy định cụ thể ở Luật Giá và luật chuyên ngành. Trong đó, giá chuyên ngành được giao cho các bộ, ngành quản lý.
Ví dụ như giá đất cũng như hướng dẫn xây dựng giá, kiểm tra giá đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách. Tương tự, giá thiết bị y tế, thuốc thì Bộ Y tế thanh tra, phụ trách. Những sản phẩm do Nhà nước bỏ ngân sách ra mua thì Bộ Tài chính phối hợp cùng với Bộ Y tế xác định giá tối đa, còn giá cụ thể thì Bộ Y tế quyết định.
Cũng theo ông Hồ Đức Phớc, giá điện do Bộ Công Thương quyết định và phải kiểm tra, xử lý, còn Bộ Tài chính hướng dẫn chung.
Nói về nguyên nhân nhiều doanh nghiệp không dám thẩm định giá, Bộ trưởng Tài chính cho rằng, có thể do nhiều việc, cũng có thể sợ rủi ro về mặt pháp lý, năng lực kém. Ngoài ra, có thể quy định pháp luật còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến sai phạm.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc dẫn chứng khi xác định giá đất, gói gọn lại chủ yếu thực hiện phương pháp thặng dư theo ước tính, giả định, đưa ra nhiều tham số khác nhau, mà tham số khác nhau thì dẫn đến sai phạm, cơ quan thẩm định giá cũng phải chịu trách nhiệm.
“Ví dụ nhà này khi đưa ra thẩm định giá hình thành tài sản trong tương lai, ước tính 20 triệu/m2, khi bán thực có khi được 25 triệu/m2, chênh lệch thì kết quả định giá là sai, cơ quan thẩm định giá cũng chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng phân tích.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng cho biết, có 3 phương pháp xác định giá gồm: Xác định chi phí, giá thị trường với những hàng hóa, xác định theo tiêu chí thẩm định giá của doanh nghiệp.
Việc này có nhiều cách hiểu khác nhau, khi xác định giá thì phải lấy giá xuất nhập khẩu, cộng chi phí trung gian. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, lấy báo giá của những người đã bán hàng để xác định giá khởi điểm. Chính vì vậy nên nhiều lúc giá chưa đồng nhất.
Việc xác định thiệt hại trong vụ án hình sự hiện nay, nhiều người nói xác định tại thời điểm vi phạm nhưng cũng có người chọn thời điểm khi khởi tố, hoặc có ý kiến nói khi xét xử.
Bộ trưởng Tài chính cũng nêu thực tế không loại trừ một số công ty thẩm định giá cấu kết với doanh nghiệp nâng giá nên bị xử lý hình sự.
Một phần vì cán bộ thẩm định giá cố tình làm sai
Tranh luận về vấn đề trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ dẫn thực tế các công ty thẩm định giá có vai trò rất quan trọng trong các vụ án. Các công ty này có trách nhiệm, hoặc thậm chí là tiếp tay trong việc dìm giá hoặc nâng giá.
Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng là thời gian qua gia tăng quá nóng các doanh nghiệp thẩm định giá. Vì vậy, dẫn đến việc tiếp tay và sai phạm.
Tuy nhiên, sau khi xử lý sai phạm dẫn đến việc không dám làm nên gây khó khăn trong hoạt động của nền kinh tế.
Do đó, ông Tạ Văn Hạ đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của bộ đến đâu trong vấn đề này, giải pháp khắc phục những hạn chế trên trong thời gian tới.
Bộ trưởng Tài chính cũng nhìn nhận, qua các vụ án sai phạm vừa rồi cho thấy vai trò công ty thẩm định giá rất quan trọng.
Tuy nhiên, ông cho rằng, nói nguyên nhân do Bộ Tài chính cấp phép cho nhiều công ty thẩm định giá hoạt động là chưa hoàn toàn chính xác. Theo ông, hiện nay chỉ có vài trăm công ty thẩm định giá, hơn nữa, kiểm định viên về giá muốn có chứng chỉ thì phải được đào tạo, qua thi cử.
“Trong 3 năm vừa rồi, chúng tôi tổ chức các kỳ thi thì chưa có kỳ nào vượt quá 33% số người dự thi trúng tuyển. Chúng tôi quản lý rất chặt chẽ trong cấp phép cũng như hoạt động về thẩm định giá”, Bộ trưởng Tài chính khẳng định và cho rằng những sai phạm này thuộc về hành vi của thẩm định viên về giá.
Ông dẫn chứng vụ Ngân hàng SCB, các công ty kiểm toán hàng đầu của thế giới vào kiểm toán SCB nhưng đều vi phạm.
“Rõ ràng sai phạm là do kiểm toán viên, thẩm định viên chứ không phải do công tác quản lý. Chúng ta phải thừa nhận một số văn bản pháp luật vẫn còn lỗ hổng để cán bộ thẩm định giá lợi dụng”, ông Hồ Đức Phớc nói.
Nhắc lại giá đất áp dụng theo phương pháp thặng dư, Bộ trưởng cho rằng, bất cứ ai quay trở lại thẩm định cũng sai hết bởi giá đất ở đây là giả định, hình thành trong tương lai.
“Một cái nhà khi chúng ta lập dự án phê duyệt thiết kế, kỹ thuật lập dự toán mà đến khi thanh tra, kiểm toán vẫn cứ cắt giảm được 5-10% huống gì chúng ta giả định theo suất đầu tư thì có những công trình chưa có trong quy định, trong suất đầu tư của Bộ Xây dựng”, Bộ trưởng phân tích.
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, tình trạng này một phần vì quy định pháp luật, một phần vì cán bộ thẩm định giá cố tình làm sai, xảy ra sai phạm thì phải xử lý kỷ luật, thậm chí phải xử lý hình sự.