【lịch thi đấu bóng đá vilich hôm nay】TP Hồ Chí Minh tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển nhà ở xã hội
Tháo điểm nghẽn pháp lý để phục hồi thị trường bất động sản Tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển nhà ở xã hội Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong phát triển nhà ở xã hội |
Khu nhà ở xã hội Lê Thành An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM. Ảnh: Trần Quỳnh |
Nhiều dự án “giậm chân tại chỗ”
Theo chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2025, TPHCM dự kiến phát triển khoảng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội tương ứng khoảng 35.000 căn nhà. Trong đó, nhà ở cho thuê phấn đấu đạt khoảng 7.000 căn hộ, nhà ở lưu trú công nhân đạt khoảng 4.500 căn hộ. |
Theo báo cáo của UBND TPHCM về việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn thành phố xây dựng, đưa vào sử dụng 19 dự án nhà ở xã hội, tổng diện tích đất 24 ha, quy mô 14.954 căn hộ; ngoài ra còn có 1 dự án nhà lưu trú công nhân được đưa vào sử dụng với quy mô 1.449 phòng.
Giai đoạn 2021 - 2025 (tính đến hết quý 2/2023), TPHCM có 2 dự án được đưa vào sử dụng với quy mô 623 căn, 7 dự án nhà ở xã hội và lưu trú công nhân đang thi công với quy mô 4.996 căn, 82 dự án đang được thống kê để theo dõi trong kế hoạch phát triển nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Xây dựng TPHCM, kết quả phát triển nhà ở xã hội còn khiêm tốn so với kế hoạch và nhu cầu của các nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở xã hội hiện vẫn rất lớn. Đặc biệt là một bộ phận người thu nhập thấp và cán bộ công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở trên địa bàn.
Trong khi đó nhiều dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”. Cụ thể, năm 2022, trên địa bàn TPHCM làm lễ động thổ, khởi công hàng loạt dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân gồm: Dự án dân cư Tân Thuận Tây (quận 7); dự án nhà ở xã hội tại phường Long Trường (TP Thủ Đức); dự án chung cư Dragon E-home (phường Phú Hữu, TP Thủ Đức); dự án nhà ở xã hội ở khu dân cư Nguyên Sơn (huyện Bình Chánh)... Song đến nay ngoài Dự án tại khu dân cư Nguyên Sơn đang thi công và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2024, các dự án còn lại hầu như chưa chuyển động đáng kể. Có khu đất làm dự án được sử dụng tạm làm bãi giữ xe, cửa hàng vật liệu, thậm chí có nơi vẫn là bãi cỏ.
Lý giải về điều này, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, việc thực hiện dự án nhà ở xã hội khó hơn dự án nhà ở thương mại do vấn đề xác nhận đối tượng thụ hưởng phải đồng thời bảo đảm 3 điều kiện về cư trú, nhà ở và thu nhập. Trong đó, việc xác nhận đối tượng có nhà ở hay không cũng khó khăn, bất cập. Quy định đối tượng không đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên cũng gặp khó.
Ngoài ra, các dự án nhà ở xã hội còn gặp những khó khăn, vướng mắc khiến nhà đầu tư không mấy mặn mà. Đơn cử như công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hiện còn kéo dài, tiến độ thực hiện chậm; các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội phải thực hiện thẩm định giá bán nhà, kiểm soát lợi nhuận định mức dự án...
Vận dụng cơ chế, chính sách mới từ Nghị quyết 98
Trên cơ sở nhìn nhận được nhiều nhóm vướng mắc về triển khai dự án nhà ở xã hội, ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, trong thời gian tới, TPHCM sẽ vận dụng Nghị quyết 98 để tập trung giải quyết, tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; đồng thời UBND TPHCM cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành và các cơ quan liên quan giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, các vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Từ tháng 11/2022 đến nay, TPHCM đã tổ chức 11 cuộc họp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan về nhà ở xã hội, phân định 5 nhóm vấn đề vướng mắc để giải quyết. Cụ thể, nhóm 1 là tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội. Nhóm 2 giải quyết trình tự thủ tục thực hiện quy trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nhóm 3 là quy trình xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha. Nhóm 4 thúc đẩy đầu tư công các dự án nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nhóm 5 sẽ phân công trách nhiệm theo dõi, giải quyết thủ tục đầu tư các dự án nhà ở xã hội cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Đối với thủ tục, quy trình triển khai dự án nhà ở xã hội còn nhiều phức tạp, UBND TPHCM sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình được vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ đến hết năm 2025; đồng thời cần tạo nguồn vốn dài hạn, ổn định với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ cho chủ đầu tư vay để thực hiện dự án nhà ở xã hội và các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở được vay mua nhà...
Tại kỳ họp thứ 13, diễn ra mới đây, HĐND TPHCM khoá X nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua nghị quyết về việc triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2025. Theo đó, HĐND TPHCM giao UBND TPHCM tập trung đẩy nhanh thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 với chỉ tiêu phát triển thêm 2,5 triệu m2 sàn xây dựng, tương đương 35.000 căn hộ. Chấn chỉnh, khắc phục các thiếu sót trong việc rà soát, tổng hợp báo cáo số liệu dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, đảm bảo tính chính xác, thống nhất.
Đối với việc xét duyệt người mua, thuê mua nhà ở xã hội, UBND TPHCM phải có biện pháp xử lý các chủ đầu tư chậm nộp hoặc chưa nộp hồ sơ xét duyệt nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua nhà khi cấp giấy chứng nhận nhà đất.
Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội, UBND TPHCM phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, sớm ban hành quy trình thủ tục rút gọn thời gian đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân...