Việt Nam thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên
Ca ghép phổi được tiến hành trên bệnh nhân nhi 7 tuổi,ệtNamthựchiệnthànhcôngcaghépphổitừngườichosốngđầutiêsoi keo bong hom nay được lấy phổi từ hai người cho sống.
Ca ghép phổi hơn 10 giờ đồng hồ
Thiếu tướng, giáo sư Đỗ Quyết – Giám đốc Học viện Quân y cho biết, đây là ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người cho sống và người chết não” do Học viện Quân Y thực hiện.
Ca phẫu thuật được thực hiện trong hơn 10 giờ đồng hồ, từ 7 giờ 30 đến 17 giờ 30 ngày 21/2.
Thành công của ca phẫu thuật và kỹ thuật mới này đã cứu bệnh nhi 7 tuổi thoát khỏi cái chết vì căn bệnh giãn phế quản bẩm sinh, khiến bệnh nhân suy hô hấp trầm trọng.
Bệnh nhi 7 tuổi tên Ly Chương Bình (ở huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang) mắc bệnh giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai phổi.
Cháu bé được phẫu thuật 7 tuổi, nhưng thể trạng của cháu chưa bằng cháu bé 6 tuổi thông thường. Vì phổi cháu bị bệnh, cháu phát triển kém hơn các bạn.
Căn bệnh này khiến bệnh nhân luôn rơi vào tình trạng suy hô hấp trầm trọng, suy dinh dưỡng nặng, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Chỉ có ghép phổi mới có cơ hội cứu sống cháu.
Trước bệnh tình của bé, các bác sỹ của Học viện Quân y đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại Hà Giang tổ chức tư vấn, tuyên truyền, vận động gia đình bệnh nhân thực hiện ca ghép phổi để cứu sống cháu bé.
Sau khi bố cháu bé, anh Ly Cù G (28 tuổi) và bác ruột cháu bé (30 tuổi) đồng ý cho một phần phổi.
Ngày 21/2, các bác sỹ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân Y đã phối hợp với các chuyên gia Nhật Bản thực hiện thành công ca ghép phổi cho bệnh nhi.
Sau mổ, cả hai người cho phổi đều ổn định. Người nhận phổi hiện đang được theo dõi, các chỉ số sinh tồn đều ổn định, đang được điều trị tích cực.
Phối hợp tốt giữa các bác sỹ
Trong quá trình phẫu thuật, chuyên gia Nhật Bản Oto Takahiro - Giám đốc Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Đại học Okayama và các bác sỹ Việt Nam phối hợp đồng bộ, ăn ý.
Qua cuộc phẫu thuật này, giáo sư Quyết bày tỏ sự tự hào về sự phối hợp nhịp nhàng của các phẫu thuật viên trong ca phẫu thuật.
Chia sẻ về ca phẫu thuật thành công này, ông Oto Takahiro đánh giá: “Tỷ lệ sống thêm của các bệnh nhân sau 5 năm ghép phổi ở trường của tôi là 85%. Đây là kết quả đạt cao nhất trên thế giới về ghép phổi. Đây có thể là lý do giáo sư Quyết mời tôi tham gia vào dự án này và tôi rất vui mừng vì các bác sỹ Việt Nam đã làm rất tốt. Chắc chắn ca thứ 2 các bác sỹ Việt Nam sẽ thực hiện tốt hơn."
Đánh giá về ca ghép phổi này, giáo Quyết cho biết, đối với ghép phổi, là một trong những cuộc ghép rất khó, bởi lẽ phổi không giống các tạng khác, là cơ quan hô hấp đảm bảo ôxy cho cơ thể. Nó đòi hỏi bác sỹ phải lựa chọn đánh giá tình trạng phổi của người cho, của người nhận và liên quan đến nhiều vấn đề như tim mạch, nhiễm khuẩn...
“Một trong những điểm rất khó đó là phổi được mang ra cho để ghép vào người nhận, tình trạng nó như thế nào? Nếu phần phổi đó đang nhiễm khuẩn rất khó. Phổi trong quá trình hô hấp, hồi sức đã có tổn thương thì không thực sự là khỏe mang ghép vào người khác, cơ hội nhiễm trùng cao. Vì vậy, việc chăm sóc để thành một phổi khỏe, cung cấp đủ chức năng cho cơ thể mới không phải là dễ," giáo sư Quyết chỉ rõ.
Giáo sư Quyết phân tích, phổi có chức năng giãn nở, cắt 1 thùy phổi, 1 phần phổi, thậm chí chỉ còn 1 thuỳ phổi cũng có thể giãn nở chiếm đầy khoang ngay lập tức, thực hiện chức năng của phổi. Vì thế, sau cắt một phần phổi, chức năng phổi, người bệnh nhanh chóng trở về bình thường. Thậm chí, trong y văn khẳng định nhiều người sau hiến một phần phổi cơ thể còn khỏe mạnh hơn.
Theo Vietnamplus.vn