游客发表
发帖时间:2025-01-10 08:04:01
TheủngbốISvànhữngtintứcmớinhấtngàbảng điểm phápo tin tức từ VnExpress, phiến quân khủng bố IS đã chặt đầu một nhân viên an ninh và hai binh sĩ Iraq, theo những bức hình tổ chức này đăng tải trên mạng. Các bức hình được phát tán hôm qua cho thấy tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chặt đầu một nhân viên cảnh sát và hai binh sĩ Iraq, tiếp tục nối dài chuỗi hành động tàn bạo, theo AFP.
Trong một bức ảnh, người đàn ông bị che mắt đang quỳ trên đường phố trước một hàng dài các tay súng. Nạn nhân, được cho là trung tá cảnh sát, sau đó bị một kẻ bịt mặt chặt đầu bằng dao. Các bức hình khác cho thấy hai binh sĩ Iraq nằm trong tay nhóm cực đoan cũng bị giết hại theo cách tương tự và ở cùng một địa điểm. Tuy nhiên, tính xác thực của các bức ảnh chưa được kiểm chứng độc lập.
Nhóm khủng bố IS diễu hành trên đường phố sau khi chiếm đóng được một khu vực ở Iraq
Cùng ngày, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi lên án việc IS hành quyết con tin Nhật Bản thứ hai và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác để đẩy lùi tổ chức khủng bố này. Khủng bố IS hôm 31/1 trong một đoạn băng tuyên bố chúng đã hành quyết nhà báo Kenji Goto. Video có hình ảnh Goto, mặc đồ màu cam, đang quỳ cạnh một tên phiến quân bịt mặt. Phiến quân này nói giọng Anh, giống tên xuất hiện trong các video hành quyết trước đó của IS, đổ lỗi cho chính phủ Nhật Bản về hành động tàn sát của hắn.
Theo Dân trí, thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Lindsey Graham ngày 1/2 đề xuất triển khai 10.000 lính bộ binh Mỹ tham gia cuộc chiến chống lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng ở Iraq và Syria. Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Washington, phát biểu trên chương trình “Face the Nation” của kênh truyền hình CBS, Thượng nghị sỹ đại diện cho bang South Carolina này cho rằng các cuộc không kích của liên minh do Mỹ cầm đầu chỉ có thể đẩy lùi được các cuộc tấn công, chứ không tiêu diệt được tận gốc IS ở Iraq và Syria.
10.000 lính bộ binh Mỹ tham chiến chống khủng bố IS
Do đó, Mỹ cần triển khai ít nhất 10.000 lính bộ binh ở cả ở Iraq và Syria, phối hợp với lực lượng bộ binh các đồng minh Arập thì mới có thể đánh bại được IS. Ông Graham chỉ trích chính sách "sử dụng vũ lực nửa vời" hiện nay của chính quyền Tổng thống Barack Obama, cho rằng Iraq và Syria có nguy cơ trở thành thánh địa, bàn đạp để các lực lượng khủng bố tiến hành các cuộc tấn công như vụ 11/9/2001 vào lãnh thổ Mỹ.
Vụ tấn công khủng bố hồi tháng trước tại thủ đô Paris (Pháp) là hồi chuông báo động nguy cơ các tay súng nước ngoài tham chiến tại Iraq và Syria tiến hành các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ và châu Âu.
Ngày 29/1, Thượng nghị sỹ Lindsey Graham thông báo thành lập Ủy ban hành động chính trị để thăm dò khả năng tranh cử ghế tổng thống thứ 45 của Mỹ trong tháng 11/2016. Cùng ngày, Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker, người cũng đang cân nhắc ra tranh cử tổng thống năm 2016, cũng cho rằng Mỹ cần chuẩn bị sẵn phương án triển khai lính bộ binh chống IS.
Không đồng tình với quan điểm trên, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Dick Durbin cho rằng sẽ là sai lầm nếu nước Mỹ điều động lính bộ binh và sa lầy vào cuộc nội chiến Syria. Theo ông, phương án tốt nhất hiện nay là củng cố liên minh với các lực lượng bản xứ Arập để mang lại ổn định cho khu vực Trung Đông.
Theo kết quả thăm dò mới nhất của tổ chức “Pew”, ở thời điểm hiện tại có 55% người Mỹ được hỏi ý kiến phản đối triển khai bộ binh chống IS. Tuy nhiên, có tới 57% cử tri của đảng Cộng hòa ủng hộ việc làm này.
Theo VTV, trong một tuyên bố đưa ra hôm 1/2, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thừa nhận đã rút lui khỏi Kobani, thị trấn chiến lược nằm ở phía Bắc Syria, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Việc giành chiến thắng tại Kobani có một ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống IS do Mỹ đứng đầu.
Xuất hiện trong một đoạn video hôm 1/2, các phần tử thuộc Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cho biết đã rút lui khỏi thị trấn Kobani, song nhấn mạnh đây chỉ là một sự phòng vệ và thề sẽ còn tiếp tục tấn công thị trấn này.
Theo nhóm Nhà nước Hồi giáo IS, chính những cuộc không kích của Liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu là nguyên nhân của việc rút quân này. Các phần tử IS nói trong đoạn video: “Chúng tôi đang phải rút dần quân khỏi Kobani do các cuộc pháo kích và vì nhiều chiến binh của IS đã bị giết hại. Tuy nhiên, đây không phải là một thất bại. Cuộc rút quân này chỉ mang tính chất phòng vệ”.
Khủng bố IS lần đầu thừa nhận thất bại ở Kobani
Về phần mình, ngay trong tuần trước, lực lượng vũ trang người Kurd đã tuyên bố giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Kobani. Lầu Năm Góc cũng đã xác nhận thông tin trên và cho biết lực lượng vũ trang người Kurd hiện đã kiểm soát 90% Kobani.
Suốt nhiều tháng qua, Kobani đã là nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và lực lượng vũ trang người Kurd, cùng với sự hỗ trợ từ trên không của Liên minh quốc tế chống IS.
Thất bại trong việc cố thủ tại Kobani được cho là một đòn mạnh giáng vào IS. Còn đối với Liên minh quốc tế chống IS, chiến thắng ở Kobani có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vào thời điểm nhiều người đã tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả của các chiến dịch không kích của Liên minh.
Theo Đời Sống & Pháp Luật, Nhật Bản khá giận giữ khi được xem một video một chiến binh Hồi Giáo người IS chặt đầu một con tin nước này tên là Kenji Goto. Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản "sẽ không nhượng bộ trước chủ nghĩa khủng bố” và rằng ông sẽ mở rộng sự ủng hộ của mình với các quốc gia đang chiến đấu chống nhóm nhà nước Hồi giáo IS.
Nhà nước Hồi giáo đã dẫn viện trợ của Nhật Bản như một lí do để bắt giữ con tim. Đoạn video xuất hiện chưa đầy một tuần sau khi một người đàn ông Nhật Bản tên là Haruna Yukawa cũng bị chặt đầu. Ông Goto 47 tuổi, hiện là một nhà báo nổi tiếng và được kính trọng. Ông từng đưa tin về sự đau khổ của những người dân trong những khu vực có chiến tranh và đã đến Syria vào tháng 10/2014, dường như trong một nỗ lực để đảm bảo việc trả tự do cho ông Yukawa.
Thủ tướng Abe nói rằng Nhật Bản 'sẽ không nhượng bộ trước chủ nghĩa khủng bố'
Cuốn video, trong đó có tất cả các đặc điểm nổi bật của các video tuyên truyền của IS, dù chưa được chứng thực, nhưng giới chức Nhật Bản tin rằng 'nó là thực'. Trong đoạn video, ông Goto mặc bộ quần áo màu da cam và đang quỳ. Một chiến binh nói tiếng Anh giọng Anh, người được cho là đã xuất hiện trong video trước đó và được biết đến như là "Chiến binh thánh chiến John", đề cập đến ông Abe, cáo buộc ông là một "quyết định liều lĩnh để tham gia vào một cuộc chiến không thể thắng được".
Ông Abe cũng gọi đây là "một hành động ghê tởm" và nói rằng Nhật Bản sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế để đưa những kẻ chịu trách nhiệm về vụ việc dường như là giết người đối với ông Goto, ra công lý.
Bà Junko Ishido, mẹ của Goto nói rằng bà đã 'không thể nói nên lời' trước cái chết của con trai và nói rằng Goto đã đến Syria với "thiện tâm và lòng can đảm". Một người bạn của Kenji Goto là Mark Tchelistcheff nói rằng: "Tim tôi rất đau khi biết được tin này".
Theo VNExpress, dù các phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã rút lui vì thất bại, người dân Kobani vẫn chưa thể quay trở lại cuộc sống bình thường khi thị trấn này giờ chỉ còn là đống hoang tàn sau những cuộc bắn phá. Thị trấn Kobani nằm ở phía bắc Syria, phía nam biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ giữa tháng 9/2014, IS bắt đầu tấn công vào thị trấn, đánh chiếm hơn 300 ngôi làng của người Kurd, tộc người chiếm đa số ở đây.
Từ ngày 23/9, Kobani trở thành điểm đối đầu giữa IS với liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu. Máy bay từ quân đội các nước không kích Kobani trung bình 6 đợt mỗi ngày vào nhiều căn cứ, nhà máy, kho vũ khí của IS. Hơn 80% cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu trong hoặc xung quanh thị trấn này.
Kobani hoang tàn sau những trận bắn phá với khủng bố IS
Trong 4 tháng xảy ra chiến sự, các phiến quân Hồi giáo đã có lúc kiểm soát gần như toàn bộ thị trấn 45.000 dân. Nếu chiếm được Kobani, IS sẽ kiểm soát được một dải dài biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, củng cố sức mạnh ở phía bắc Syria và nước láng giềng Iraq. Tuy nhiên, với sự kết hợp của liên minh quốc tế và sức kháng cự mạnh mẽ từ lực lượng dân quân người Kurd, đầu tuần trước, IS đã bị đẩy lui hoàn toàn khỏi Kobani. Lực lượng người Kurd đã giành lại quyền kiểm soát toàn bộ thị trấn.
Thi thể của một phiến quân IS được đưa lên xe để chuyển từ Kobani sang Thổ Nhĩ Kỳ hôm 30/1. Theo một số nhà hoạt động địa phương, IS mất hơn 1.000 quân. Trong những ngày cuối của cuộc chiến, chúng phải điều các tân binh và thiếu niên ra chiến trường vì thiếu nhân lực. Cuộc chiến ở Kobani đã khiến tổng cộng 1.600 người thiệt mạng, trong đó có gần 500 thành viên của lực lượng dân quân người Kurd và 32 dân thường. Và khoảng 200.000 người dân buộc phải rời nhà cửa đi lánh nạn, trong đó có một lượng lớn di tản sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số người dân Kobani đã bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ quay về nhà. Tuy nhiên, dưới sự bắn phá của IS và hơn 700 cuộc không kích từ liên quân quốc tế, việc tái thiết cuộc sống ở Kobani đang là một thử thách lớn. Trong khi đó, dù đã thừa nhận thất bại ở Kobani, IS vẫn thề sẽ tiếp tục tấn công thị trấn này.
"Nó không còn là một thị trấn nữa rồi", phóng viên người Thổ Nhĩ Kỳ của AFP, Bulent Kilic, nói. "Tôi đã chứng kiến tất cả những quả bom rơi xuống Kobani trong suốt cuộc chiến này. Và bây giờ chỉ còn những đống đổ nát, nhất là ở phần phía đông của thị trấn, nơi IS cố gắng tiến công vào".
Loan Nguyễn
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 19/1/2015相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接