【kèo marseille】Còn tư tưởng đối phó trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn
Đẩy mạnh sắp xếp,òntưtưởngđốiphótrongthựchiệncổphầnhóathoáivốkèo marseille cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước | |
Có hiện tượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của DNNN chỉ nhắm vào đất vàng | |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Cổ phần hóa còn rất chậm |
Trong nửa đầu năm, tiến độ triển khai cổ phần hóa, thoái vốn chậm, Ảnh: Internet |
Thu 2.180 tỷ đồng từ thoái vốn
Theo báo cáo của Cục Tài chính DN, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị tiếp tục triển khai công tác cổ phần hóa (CPH) theo kế hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra còn bổ sung 1 DN CPH là Công ty TNHH MTV Phà An Giang - đơn vị đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ năm 2021 thuộc danh mục CPH giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng giá trị là 309 tỷ đồng. Trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.
Về thoái vốn, trong 6 tháng đầu năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thoái vốn tại DN với giá trị là 382 tỷ đồng, thu về 2.180 tỷ đồng.
Đánh giá tiến độ triển khai CPH, thoái vốn, Cục Tài chính DN cho biết, các nguyên nhân làm chậm quá trình CPH bao gồm cả khách quan và chủ quan.
Trong đó, nguyên nhân khách quan cho thấy, DN CPH, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai. Dịch bệnh Covid-19 tác động đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định. Việc triển khai CPH, thoái vốn phụ thuộc vào tình hình thị trường, lựa chọn thời điểm bán cổ phần hợp lý để đem lại hiệu quả, đảm bảo tính khả thi.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan cho thấy, trong nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu DN còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện CPH, thoái vốn nên còn tư tưởng đối phó dẫn đến kết quả thực hiện CPH, thoái vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ vốn thấp.
Bên cạnh đó, công tác chuẩn bị CPH, thoái vốn chưa tốt. Nhiều DN chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi CPH, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm.
Đồng thời, việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các UBND tỉnh, thành phố, bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công còn chưa tốt, tiến độ phê duyệt còn chậm.
Đề nghị xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về CPH, thoái vốn
Để khắc phục hạn chế, đổi mới, đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn trong thời gian tới, Bộ Tài cính cho biết, các cơ chế chính sách pháp luật sẽ tiếp tục được rà soát, hoàn thiện đảm bảo tháo gỡ khó khăn.
Trước mắt, sẽ nghiên cứu đổi mới các quy định về xác định giá trị DN; xác định giá trị quyền sử dụng đất bám sát tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó, tách giá trị quyền sử dụng đất ra khỏi giá trị DN.
Về lâu dài, Cục Tài chính DN cho biết sẽ nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Đối với tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch sắp xếp lại DN giai đoạn 2021-2025 đảm bảo khả thi, phù hợp và đảm bảo nguồn thu từ CPH, thoái vốn.
Cùng với đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các DN và các tập đoàn, tổng công ty, DNNN triển khai CPH, thoái vốn nhà nước tại DN thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả và thu hồi cao nhất phần vốn nhà nước tại DN. Đồng thời, khẩn trương đôn đốc các DN trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất kê khai báo cáo, lập phương án sắp xếp lại các cơ sở nhà, đất theo quy định.
Cục Tài chính DN cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố sớm có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các DN của trung ương đóng trên địa bàn theo đề nghị của Bộ Tài chính, các bộ, cơ quan trung ương để bảo đảm tiến độ; xây dựng cơ sở dữ liệu để theo dõi, quản lý tiến độ kê khai, báo cáo, lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất và tổ chức xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời đề nghị xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về CPH, thoái vốn nhà nước tại DN. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu trong công tác sắp xếp, CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan; coi kết quả thực hiện là một tiêu chí đánh giá các cơ quan, đơn vị tập thể, cá nhân liên quan.
Mặt khác, cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN để tạo niềm tin, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai CPH, thoái vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, tháo gỡ khó khăn cho DN.