Một trong những chìa khóa tạo nên thành công đó là do tỉnh đã thực hiện hiệu quả những cách làm sáng tạo mang tính đột phá trong cơ chế,ànhcôngtừxãhộihóanướcsạnhan dinh arsenal chính sách.
Hiện toàn tỉnh Thái Bình có 75 công trình cấp nước sạch tập trung với tổng công suất 370.950 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 100% xã, phường, thị trấn. |
Linh hoạt, sáng tạo trong cơ chế, chính sách
Trong các năm 2012, 2014, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 12 và Quyết định số 19 quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tưvà quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 cùng với các cấp, các ngành, các địa phương vào cuộc tích cực để các dự ánnước sạch nông thôn sớm đưa vào hoạt động.
Theo đó, các nhà đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng công suất cấp nước, mở rộng phạm vi cấp nước các công trình cấp nước sạch nông thôn được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nhà nước hỗ trợ 1,5 - 3 triệu đồng/m3/ngày đêm trên cơ sở công suất thiết kế của công trình và kết quả kiểm tra mức độ hoàn thành của dự án, hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đầu mối với nhà đầu tư xây dựng mới các công trình cấp nước sạch nông thôn, hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước.
Nhà đầu tư có thu nhập từ hoạt động quản lý, khai thác các công trình cấp nước sạch nông thôn theo dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư được áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp10% trong suốt thời gian hoạt động; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo,…
Để những cơ chế, chính sách ấy được thực thi trong cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, Thái Bình đã thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết tháo gỡ khó khăn, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình và các vấn đề liên quan; hỗ trợ nhà đầu tư vay vốn triển khai thực hiện dự án; quản lý chất lượng nước sạch của các nhà máy cấp nước sạch tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các địa phương trực tiếp xây dựng kế hoạch triển khai, giao chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ đấu nối, sử dụng nước sạch đến từng xã, đơn vị làm tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm; tuyên truyền, vận động đẩy nhanh tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch của nhân dân.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của tỉnh, 6 nội dung: quy trình công nghệ; quy trình quản lý chất lượng; quy định về quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cấp nước; kết quả kiểm tra chất lượng nước của các cơ quan chức năng; giá sử dụng nước; mức huy động tiền đóng góp của người sử dụng nước trong việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn, luôn được công khai để nhân dân biết, giám sát, tạo sự đồng thuận và ủng hộ cao của người dân.
Đây được coi là bước đột phá, thu hút, đẩy nhanh tiến độ các dự án cung cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Niềm vui từ nước sạch nông thôn
Với những cách làm linh hoạt và sáng tạo, chỉ trong thời gian ngắn, Thái Bình đã thu hút được các doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 2.000 tỷ đồng cho các dự án đầu tư mới và nâng cấp, mở rộng phạm vi cấp nước. Những con số biết nói là minh chứng rõ nhất cho nỗ lực các cấp chính quyền tỉnh Thái Bình cũng như các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Nếu như trước năm 1998, Thái Bình chỉ có khoảng 16.000 nhân khẩu sử dụng nước sạch, thì đến năm 2016, các doanh nghiệp nước sạch đã phủ kín mạng lưới, hoàn thành cung cấp đường ống nước sạch đến trung tâm xã. Năm 2020, 100% dân số vùng nông thôn đã được tiếp cận sử dụng nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn quy định. Thái Bình được đánh giá là tỉnh dẫn đầu cả nước trong chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn.
Hiện toàn tỉnh có 75 công trình cấp nước sạch tập trung với tổng công suất 370.950 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 100% xã, phường, thị trấn. Trong đó, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 15 công trình cấp nước sạch đã được đầu tư xây dựng, tổng công suất 16.200 m3/ngày đêm, cấp nước cho 23 xã; 20 công trình cấp nước sạch tập trung, đầu tư từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàngThế giới (WB) với tổng công suất sau nâng cấp là 40.550 m3/ngày đêm, cấp nước cho 49 xã khu vực nông thôn; 24 công trình được đầu tư xây mới theo cơ chế khuyến khích của tỉnh với tổng công suất thiết kế 177.200 m3/ngày đêm, cấp nước cho 154 xã nông thôn.
Ông Hoàng Quốc Lập, Chủ tịch Hội Nước sạch Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH 27-7 Tiền Phong cho biết, xã hội hóa cấp nước sạch là chủ trương có ý nghĩa, tầm quan trọng to lớn với dân sinh của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa các tiêu chuẩn về nước sạch, Hội Nước sạch Thái Bình sẽ tập trung nghiên cứu, đổi mới mô hình đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất cung cấp nước cho nhân dân, đảm bảo chất lượng, an toàn, đáp ứng yêu cầu về xây dựng nông thôn mới, tiến tới nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu mà Thái Bình đang quyết tâm thực hiện.