Qua tổ chức khảo sát,àoCaiThêmnhiềumôhìnhsảnxuấtsaucáckhóađàotạonghềchoLĐsoi keo meo cuoc điều tra 40 nghìn người trong độ tuổi lao động tại Lào Cai, số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp là 32.107 người.
Các nhóm nghề chính gồm: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; thú y; trồng rau, trồng nấm, trồng cây ăn quả, trồng cây dược liệu, cây lương thực, trồng rau công nghệ cao... Số lao động đã được đào tạo trong 10 năm là 13.170 người.
Nhiều lao động nông thôn có thu nhập ổn định nhờ được đào tạo nghề |
Thông qua công tác đào tạo nghề đã hình thành được nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.
Ví dụ mô hình trồng chuối, nuôi trồng thủy sản tại xã Bản Qua huyện Bát Xát tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động, thu nhập bình quân từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.
Mô hình trồng rau an toàn, rau công nghệ cao, trồng và nhân giống nấm ở xã Quang Kim cho thu nhập 150 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Cốc San huyện Bát Xát thu nhập bình quân 120-150 triệu/năm.
Mô hình trồng rau an toàn tại tổ 7,8,9 phường Bình Minh, TP Lào Cai: quy mô 02 ha/27 hộ tham gia, sản lượng rau đạt 15-16 tấn/tháng. Tổng thu khoảng 85-90 triệu đồng/tháng, bình quân mỗi hộ có thu nhập thêm từ 3,5-4 triệu đồng.
Mô hình nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Phong Hải huyện Bảo Thắng cho thu nhập từ 180-200 triệu đồng/năm.
Mô hình trồng lan ở Tả Phìn-Sa Pa cho thu nhập bình quân mỗi hộ từ 700-1.000 triệu đồng/năm. Mô hình trồng Quýt ở thị trấn Mường Khương cho thu thu nhập bình quân mỗi năm từ 100-120 triệu đồng. Mô hình trồng măng tây ở TP Lào Cai cho thu nhập mỗi năm từ 200-250 triệu đồng…
Nhiều giải pháp, biện pháp phù hợp đã được thực hiện, góp nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm sau đào tạo nghề.
Trên 90 % lao động sau khi học xong đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức, kỹ năng hoặc những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập.
Công tác dạy nghề đã giúp lao động nông thôn tham gia các khoá học nghề hoặc tiếp cận với các ngành nghề mới, tạo thêm cơ hội có việc làm, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Ngày 31/12, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về giáo dục nghề nghiệp với chủ đề “Tương lai tươi sáng cùng Giáo dục nghề nghiệp”.