(Ảnh: Bloomberg) |
TheủtịchNgânhàngTrungươngChâuÂuTiềnmãhóavôgiátrịvànênbịquảnlýbóng đá anh tối nayo bà Lagarde, các loại tiền mã hóa “không dựa trên gì cả” và nên bị quản lý để tránh được nguy cơ mọi người đổ hết tài sản tiết kiệm vào chúng. Trả lời trên một kênh truyền hình Hà Lan, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) bày tỏ lo lắng đối với “những người không hiểu gì về rủi ro, những người sẽ mất tất cả và những người sẽ tuyệt vọng”, đó là lý do vì sao bà tin tiền mã hóa nên bị quản lý.
Bình luận được bà đưa ra vào thời điểm trồi sụt của thị trường tiền số, với các đồng nổi tiếng như Bitcoin hay Ether đã giảm 50% giá trị từ đỉnh. Cùng lúc này, tiền mã hóa đang bị giám sát chặt chẽ hơn từ các nhà quản lý toàn cầu do lo ngại chúng sẽ đe dọa đến hệ thống tài chính chung.
Bà Lagarde hoài nghi về giá trị của tiền mã hóa, so sánh nó với đồng EUR kỹ thuật số của ECB. Bà cho rằng tiền mã hóa “không có giá trị, không dựa trên gì cả và không có tài sản đảm bảo hoạt động như một mỏ neo an toàn”. Ngày mà các đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương ra mắt, ngân hàng trung ương sẽ hậu thuẫn nó và khác biệt hoàn toàn so với các đồng tiền mã hóa hiện nay.
Các quan chức ECB khác cũng từng lên tiếng quan ngại. Chẳng hạn, vào tháng 4, thành viên hội đồng quản trị Fabio Panetta nói rằng, tài sản tiền mã hóa “đang tạo ra thế giới hoang dã mới”. Bản thân bà Lagarde không nắm giữ bất kỳ tài sản tiền mã hóa nào nhưng bà theo dõi nó sát sao vì một trong các con trai của bà đã đầu tư vào nó, bất chấp lời khuyên của mẹ.
Du Lam (Theo Bloomberg)
Theo CNBC, Trung Quốc đã từng là trung tâm khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới, chiếm từ 65 – 75% tổng hoạt động đào bitcoin trên thế giới.