PV: Thời gian qua,ếptụccảicáchđểhiệnđạihóangànhTàichísoi kèo bóng đá man city Bộ Tài chính được xem là một trong những Bộ dẫn đầu về công tác cải CCHC trong khối các bộ, ngành. Xin Thứ trưởng cho biết, ngoài việc tự đánh giá chấm điểm CCHC của các đơn vị thuộc bộ, Bộ Tài chính còn triển khai các giải pháp đột phá như thế nào?
-Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn:Thời gian qua, ngành Tài chính đã đạt được những kết quả bước đầu về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vẫn còn nhiều việc phải làm. Chúng tôi cho rằng, có 4 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới cần tập trung thực hiện.
Thứ nhất, về thể chế chính sách, tập trung vào 2 luật và 3 nghị định, như: Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Luật Chứng khoán (sửa đổi), nghị định về hóa đơn điện tử, nghị định về kiểm tra chuyên ngành và một cửa quốc gia... để hiện đại hóa công tác quản lý, theo tiêu chuẩn của OECD. Tập trung sửa đổi Luật Chứng khoán để huy động được nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, chuyển đầu tư của khu vực doanh nghiệp (DN) dựa nhiều vào tín dụng hiện nay sang cổ phiếu và trái phiếu DN.
Thứ hai, Bộ Tài chính tập trung giảm TTHC. Chúng tôi đã hoàn thiện và trình Chính phủ nghị định, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 190/370 điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Thứ ba, thực hiện các giải pháp liên quan đến công tác hiện đại hóa TTHC. Hiện nay, ngành Tài chính có 961 thủ tục; 54% vẫn ở cấp độ 1, 2; 46% cấp độ 3, 4. Mục tiêu đề ra là năm 2020 đạt tối thiểu 90% TTHC ở cấp độ 3, 4; cần đề ra lộ trình 6 tháng tăng 10%-15% thủ tục lên cấp độ 3, 4 trong tổng số 961 TTHC.
Thứ tư, giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, cải cách thu gọn đầu mối bộ máy hành chính của cơ quan Bộ Tài chính cũng như của các đơn vị trong toàn ngành Tài chính. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 520/QĐ-BTC phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành chi cục thuế khu vực trực thuộc cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, đã đưa ra chiến lược trong 3 năm giảm 340/711 chi cục hiện nay; Kho bạc hiện đã giảm hơn 60 phòng giao dịch. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục cơ cấu để đảm bảo hiệu quả, tinh giản bộ máy.
Với các cơ quan trong Bộ cũng tinh giản số lượng phòng, đầu mối, trên cơ sở đó xây dựng lực lượng công chức theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 của Trung ương, theo hướng giảm số lượng, nâng cao chất lượng và ứng dụng hiện đại hóa TTHC để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước.
PV: Như Thứ trưởng vừa phân tích, ngành Tài chính trong thời gian tới tiếp tục tinh giản bộ máy theo hướng hiệu lực, hiệu quả. Vậy mục tiêu cụ thể đặt ra đối với ngành Tài chính là giảm bao nhiêu phần trăm trong tổng biên chế hiện nay, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn:Theo Nghị quyết Bộ Chính trị khóa IX, tất cả các bộ, cơ quan Trung ương, các đơn vị hành chính nhà nước phải giảm 10% biên chế. Thời điểm 31/12/2017 cơ quan Bộ Tài chính đã giảm được 4,7%. Tôi tin tưởng rằng, mục tiêu 10% đến 2020 chắc chắn Bộ Tài chính sẽ đạt và vượt được.
PV: Bộ Tài chính phấn đấu đến năm 2020 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3,4 đạt 90%, vậy phải thực hiện các giải pháp trọng tâm nào, vì hiện nay việc liên thông giữa các bộ, ngành vẫn còn khá hạn chế, thưa Thứ trưởng?
-Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn:TTHC trong lĩnh vực Tài chính hiện nay là 961 thủ tục, nếu tính theo chuẩn OECD thì chỉ được khoảng 900 thủ tục. Như vậy, việc đầu tiên là trong năm nay hoặc 6 tháng đầu năm tới, phải giảm tối thiểu 61 thủ tục. Trên cơ sở 900 thủ tục còn lại, phải giảm tỷ lệ TTHC ở cấp 1,2 hiện là 54% xuống còn dưới 10% trong vòng 3 năm tới.
Để làm việc đó, phải sửa các luật và nghị định như tôi đã trao đổi ở trên.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.
Minh Anh