【slna vs quảng nam】Sửa quy định để bao quát hết các trường hợp hàng hoá NK để sản xuất hàng hoá XK

sua quy dinh de bao quat het cac truong hop hang hoa nk de san xuat hang hoa xk

Hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Chi cục Hải quan Yên Phong,ửaquyđịnhđểbaoquáthếtcáctrườnghợphànghoáNKđểsảnxuấthànghoáslna vs quảng nam Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: T.Trang.

Quy định còn chưa rõ ràng

Góp ý cho quy định miễn thuế đối với hàng hóa NK để sản xuất hàng hoá XK, Cục Hải quan TP. HCM cho biết, việc kiểm tra cơ sở sản xuất đã được quy định cụ thể tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tuy nhiên, Cục Hải quan TP.HCM chưa hiểu rõ quy định: “Trường hợp người nộp thuế XK ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan… sản phẩm đặt gia công tại khu phi thuế quan NK trở lại Việt Nam phải nộp thuế NK theo quy định tại Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP”.

Theo cách hiểu của Cục Hải quan TP. HCM thì trường hợp người nộp thuế NK hàng hóa để sản xuất XK, sau đó XK ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan để gia công lại cũng được miễn thuế đối với hàng hóa NK ban đầu nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan không thể kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công ở nước ngoài, đồng thời chính sách này là để thúc đẩy sản xuất trong nước. Do đó, đề nghị chỉ chấp nhận DN nhập SXXK thuê DN trong nước hoặc DN trong khu phi thuế quan sản xuất, gia công lại.

Cũng góp ý về nội dung này, Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 12 dự thảo Nghị định đối với 2 trường hợp sản xuất lại, bao gồm: Người nộp thuế đưa một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm đã NK cho tổ chức, cá nhân nhận sản xuất lại tại Việt Nam để trực tiếp sản xuất sau đó nhận lại sản phẩm để XK hoặc tiếp tục sản xuất XK.

Và trường hợp người nộp thuế XK một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm đã NK để gia công ở nước ngoài hoặc tại khu phi thuế quan sau đó NK trở lại Việt Nam để XK, theo hướng: Người nộp thuế trong 2 trường hợp này thì được miễn thuế nhưng phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân nhận sản xuất lại, hợp đồng sản xuất lại cho cơ quan Hải quan trước khi đưa nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng sản xuất lại.

Theo VASEP, tại Khoản 2 Điều 12 của dự thảo Nghị định, loại hình sản xuất XK phát sinh 2 trường hợp sản xuất lại như trên chưa được miễn thuế (trường hợp 1 dự thảo chưa nêu rõ ràng; trường hợp 2 được miễn thuế khi XK nguyên liệu, vật tư, linh kiện được miễn thuế (nhưng bán thành phẩm để SX tiếp sản phẩm không được miễn thuế), tuy nhiên sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài NK về Việt Nam lại không được miễn thuế. Đó là điều chưa công bằng so với hàng nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để sản xuất XK (khi NK, kể cả bán thành phẩm cũng được miễn thuế và sản phẩm được gia công, sản xuất lại tại Việt Nam cũng không phải chịu thuế NK) và cũng trái với yêu cầu đã được nêu tại Điểm b Khoản 1 công văn số 4765/VPCP-KSTT ngày 22/5/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Bên cạnh đó, góp ý về quy định tại Khoản 6 Điều 12 của Nghị định 134/2016/ NĐ-CP, Hiệp hội chế biến và XK thủy sản cho rằng, điều khoản này đã có một bước cải cách để không yêu cầu phải nộp thuế NK khi tiêu thụ nội địa cho phế liệu, phế thải, phế phẩm của nguyên liệu NK để sản xuất XK. Tuy nhiên, đề nghị Dự thảo điều chỉnh để việc kê khai và nộp các loại thuế liên quan đến phế liệu, phế phẩm... được nộp cho một đơn vị của ngành tài chính – cụ thể là cơ quan thuế nội địa chứ không phải cơ quan Hải quan để tạo điều kiện cho DN thực hiện và không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Bổ sung quy định để dễ thực hiện

Tiếp thu ý kiến góp ý, tại dự thảo Nghị định đã được sửa đổi như sau: Người nộp thuế được lựa chọn kê khai theo từng lần chuyển tiêu thụ nội địa hoặc kê khai tổng số lượng chuyển tiêu thụ nội địa theo tháng cho cơ quan Hải quan để thống nhất với việc thực hiện từ ngày 1/9/2016 đến nay.

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 134 không quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK sản xuất XK trong khi đối với loại hình gia công XK có quy định này (điểm e khoản 1 Điều 10), do đó nhiều DN kiến nghị sửa đổi Điều 12 thống nhất với chính sách ưu đãi của loại hình gia công. Vì vậy, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 theo hướng quy định rõ hàng hóa NK để sản xuất XK thực tế đã tiêu huỷ.

Bên cạnh đó, ban soạn thảo cũng cho biết, tương tự như loại hình gia công, tại khoản 2 Điều 12 chưa quy định rõ trách nhiệm thông báo của người nộp thuế, việc quyết toán và xử lý đối với nguyên liệu, vât tư dư thừa, phế liệu, phế thải, phế phẩm trong định mức thực tế chuyển tiêu thụ nội địa vì vậy, căn cứ pháp luật hải quan, cần bổ sung quy định về quyết toán, chính sách thuế thực hiện theo quy định tại thời điểm chuyển tiêu thụ nội địa tương tự như loại hình gia công.

Theo ban soạn thảo, trên thực tế, loại hình sản xuất XK phát sinh trường hợp người nộp thuế đưa một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã NK cho tổ chức, cá nhân nhận sản xuất lại tại Việt Nam để trực tiếp sản xuất sau đó nhận lại sản phẩm để XK hoặc tiếp tục sản xuất XK; trường hợp người nộp thuế XK một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã NK để gia công ở nước ngoài hoặc tại khu phi thuế quan sau đó NK trở lại Việt Nam để XK (nội dung này được nêu tại công văn số 4765/VPCP-KSTT).

Vì vậy, tại khoản 2 Điều 12 dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định đối với 2 trường hợp này theo hướng:

Trường hợp người nộp thuế đưa một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã NK hoặc bán thành phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK cho tổ chức và cá nhân nhận gia công lại tại Việt Nam (gọi tắt là người nhận gia công lại) để gia công một công đoạn của sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm sau đó nhận lại sản phẩm đặt gia công để XK hoặc tiếp tục sản xuất sản phẩm XK thì người nộp thuế phải thực hiện thông báo bằng văn bản về cơ sở sản xuất của người nhận gia công lại, hợp đồng gia công lại cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.

Trường hợp người nộp thuế XK ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã NK để gia công một công đoạn của sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm sau đó NK sản phẩm đặt gia công trở lại Việt Nam để XK hoặc tiếp tục sản xuất XK thì người nộp thuế được miễn thuế XK đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện XK để gia công. Sản phẩm đặt gia công tại nước ngoài NK trở lại Việt Nam phải nộp thuế NK theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định này. Sản phẩm đặt gia công tại khu phi thuế quan NK trở lại Việt Nam phải nộp thuế NK theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.