Empire777

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổ nhận định croatia vs tây ban nha

【nhận định croatia vs tây ban nha】Thủ tướng: Việt Nam

Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu

Ấn Độ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nước trên bước đường phát triển

Trong chương trình thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ,ủtướngViệnhận định croatia vs tây ban nha Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Hội đồng Các vấn đề thế giới của Ấn Độ (ICWA), chiều ngày 1/8.

Thủ tướng: Việt Nam-Ấn Độ thúc đẩy hợp tác, cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chính sách quan trọng tại Hội đồng Các vấn đề thế giới của Ấn Độ. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội đồng Các vấn đề thế giới của Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ, đến với Ấn Độ trong chuyến thăm này đã được chứng kiến và cảm nhận sâu sắc về những thành tựu vĩ đại của nền văn minh sông Hằng và sự phát triển vượt bậc của Ấn Độ ngày nay.

Khẳng định Ấn Độ là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, Thủ tướng nhắc tới những di sản lớn lao mà người Ấn Độ cổ đại đã để lại cho nhân loại, như ngôi đền Taj Mahal, con số "0" và số thập phân, cùng hai bộ Sử thi Ramayana và Mahabharata. Cùng với đó là tư tưởng "Thống nhất trong đa dạng" đã làm nên bản sắc của Ấn Độ, như nhà lãnh đạo kiệt xuất Jawaharlal Nehru đã từng nói "Ấn Độ tự thân là một thế giới - nơi hội tụ những đa dạng vĩ đại và tương phản vĩ đại".

Thủ tướng cũng bày tỏ ấn tượng trước kỳ tích của một dân tộc đã vượt qua "thời khắc định mệnh", "bước qua ngã rẽ để viết nên những trang sử mới", trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới và đang vươn lên thành một "cực" quan trọng trong thế giới đa cực đang được định hình.

Cách đây 66 năm, theo Thủ tướng trong chuyến thăm lịch sử đến Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cha già dân tộc, người Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hoá thế giới của Việt Nam đã khẳng định "Ấn Độ là một nước độc lập, hùng mạnh, đã có nhiều cống hiến quý báu cho hòa bình châu Á và thế giới", và "sự thành công của Ấn Độ trong xây dựng đất nước là nguồn cảm hứng to lớn đối với Việt Nam".

Thủ tướng nhấn mạnh, những nhận định đó đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và sẽ còn giá trị mãi mãi. Ngày nay, Ấn Độ đang phát huy vai trò ngày càng lớn hơn đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới; tiếp tục là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho các nước, trong đó có Việt Nam trên bước đường phát triển của mình.

Với tinh thần đó, trong bài phát biểu chính sách, Thủ tướng dành thời gian chia sẻ với các đại biểu về 3 nội dung chính: Tình hình thế giới và khu vực; Chủ trương, đường lối, chính sách, thành tựu và định hướng phát triển của Việt Nam; Tầm nhìn quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ trong thời gian tới.

Thủ tướng: Việt Nam-Ấn Độ thúc đẩy hợp tác, cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự thành công của Ấn Độ trong xây dựng đất nước là nguồn cảm hứng to lớn đối với Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới

Trong bài phát biểu tại Hội đồng Các vấn đề thế giới của Ấn Độ (ICWA), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất. Ấn Độ là một trong ba Đối tác Chiến lược đầu tiên của Việt Nam (2007); việc hai nước xác lập khuôn khổ Đối tác Chiến lược toàn diện (2016) là dấu mốc lịch sử, tạo động lực mạnh mẽ cho việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp hiện nay, cần phát huy mạnh mẽ truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn để cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới.

Trên cơ sở đó, trong chuyến thăm lần này, hai Thủ tướng đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với phương hướng "Năm hơn", bao gồm: Tin cậy chính trị-chiến lược cao hơn; Hợp tác quốc phòng-an ninh sâu sắc hơn; Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thực chất và hiệu quả hơn; Hợp tác khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo rộng mở và bao trùm hơn; Hợp tác văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân kết nối mật thiết hơn.

Để cụ thể hóa phương hướng đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất một số ưu tiên sau:

Thứ nhất, củng cố và tăng cường hơn nữa tin cậy chiến lược; tạo nền tảng vững chắc cho việc nâng tầm và làm sâu sắc quan hệ hai nước trong giai đoạn mới. Thủ tướng Modi đã nhiều lần nhấn mạnh "lòng tin chính là nền tảng cho sự phát triển". Lòng tin đó cần duy trì qua trao đổi và tiếp xúc cấp cao thường xuyên; tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh; triển khai hiệu quả các thỏa thuận, cam kết cấp cao trên tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện".

Thứ hai,làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đưa hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư phát triển tương xứng với tầm vóc quan hệ, không gian phát triển của hai nước. Hai nước cần sớm xem xét đàm phán một thỏa thuận hợp tác kinh tế-thương mại mới; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cốt lõi, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Việt Nam mong Ấn Độ sẽ có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm, nhất là kết cấu hạ tầng, kết nối hàng không, hàng hải, năng lượng, dầu khí...

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác đa phương, đề cao luật pháp quốc tế, kiên trì thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết và hiểu biết giữa các dân tộc. Lãnh tụ Ấn Độ Gandhi từng nói: "Không có con đường nào dẫn đến hòa bình, hòa bình chính là con đường". Chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy hình thành một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, minh bạch, bình đẳng và khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương rộng mở, cân bằng, bao trùm, dựa trên luật pháp quốc tế, với ASEAN đóng vai trò trung tâm.

Chúng ta cũng sẽ hiện thực hóa tầm nhìn về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở các vùng biển và đại dương, trong đó có Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ chính sách "hành động hướng Đông" của Ấn Độ, cùng nhau nâng cao tiếng nói, vai trò của các nước đang phát triển".

Thủ tướng: Việt Nam-Ấn Độ thúc đẩy hợp tác, cùng nhau vươn tới các mục tiêu chiến lược mới

Các đại biểu thuộc chính giới, các nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, học giả, sinh viên Ấn Độ tại sự kiện Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tư, chủ động đóng góp vào việc ứng phó với các thách thức toàn cầu. Việt Nam ủng hộ và sẽ tham gia tích cực vào Liên minh Cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai (CDRI) và Liên minh Năng lượng Mặt trời Quốc tế (ISA), góp phần nâng cao năng lực cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, ổn định. Hai bên cũng cần tăng cường hợp tác ở cấp độ khu vực và toàn cầu nhằm bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước; triển khai hiệu quả khuôn khổ hợp tác Mekong-sông Hằng, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của các nước tiểu vùng cũng như toàn khu vực.

Thứ năm, cùng nhau đưa hợp tác văn hóa, giáo dục đào tạo, kết nối địa phương, giao lưu nhân dân, du lịch trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho sự phát triển bền vững của hai nước. Thủ tướng mong muốn ICWA cũng như các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo của Ấn Độ sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác Việt Nam, tăng cường nghiên cứu, trao đổi học thuật trong các lĩnh vực cùng quan tâm.

Kết thúc bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh, phát huy các giá trị chung về tình đoàn kết, hữu nghị, sự tin cậy sâu sắc và những thành quả hợp tác thời gian qua, chúng ta tin tưởng vững chắc vào triển vọng tươi sáng của quan hệ hai nước. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ sẽ tiếp tục "nở rộ dưới bầu trời thanh bình", như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ năm 1958, cùng đóng góp tích cực vào hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

ICWA là nơi tiên phong trong việc định hình tầm nhìn đối ngoại của Ấn Độ suốt hơn 7 thập kỷ qua, với nhiều sáng kiến, ý tưởng về đối ngoại của Ấn Độ đã được khởi xướng, đóng góp tích cực cho hòa bình và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Trụ sở ICWA cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, nổi bật là Hội nghị Quan hệ châu Á lần thứ nhất năm 1947, đặt nền móng cho sự ra đời của Phong trào Không liên kết (NAM) sau này. Các nước trong phong trào này đã dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho Việt Nam trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap