【lịch thi đấu ba lan】Nhiều triển vọng và ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Sierra Leone

Doanh nghiệp nỗ lực kìm giá,ềutriểnvọngvàưuđãichocácdoanhnghiệpViệtNamtạlịch thi đấu ba lan bình ổn thị trường
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra muốn quay lại thị trường EU
Doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo

Ngày 16/3, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với một số bộ, ngành của Sierra Leone tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Sierra Leone.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Sierra Leone. Ảnh: VCCI
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Sierra Leone. Ảnh: VCCI

Diễn đàn được tổ chức nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Sierra Leone – ông Julius Maada Bio cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Sierra Leone từ ngày 14 đến ngày 20/3. Đây là chuyến thăm cao cấp nhất của hai nước kể từ khi đặt quan hệ ngoại giao từ ngày 24/6/1982.

Theo thống kê, hợp tác kinh tế thương mại hai nước ghi nhận kết quả tích cực thời gian gần đây. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2020 đạt 50 triệu USD, tăng trên 2 lần so với mức năm 2018, trong đó Việt Nam xuất khẩu chủ yếu thuốc lá, máy vi tính, dệt may và nguyên phụ liệu, và nhập khẩu gỗ. Sierra Leone hiện cũng có dự án về marketing, quản lý nhân lực tại Việt Nam.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng rất nhanh, có thể vượt mức 1.000 tỷ USD trong 20 năm tới. Do đó, doanh nghiệp hai nước có dư địa và tương lai phát triển trong thời gian tới.

Theo đó, bên cạnh các mặt hàng truyền thống, doanh nghiệp hai nước có thể phát triển một số lĩnh vực như nông sản, khoáng sản, vật tư y tế... Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông sản và thuỷ sản bởi đây là khu vực cửa ngõ của khu vực Tây Phi rộng lớn.

Với vai trò là cơ quan đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, của các hiệp hội doanh nghiệp và giới sử dụng lao động tại Việt Nam với mạng lới 200 hiệp hội doanh nghiệp thành viên và gần 200.000 doanh nghiệp hội viên, lãnh đạo VCCI khẳng định sẵn sàng là cầu nối vững chắc thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước, vì mục tiêu cho sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Đồng quan điểm, ông Jacob Jusu Saffa, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Sierra Leone cũng khẳng định, hai quốc gia có nhiều tiềm năng chưa khai thác, nên hy vọng các nhà đầu tư Việt Nam thấy được Sierra Leone là mảnh đất hứa hẹn. Sierra Leone có 8,1 triệu dân số, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh. Đặc biệt, Sierra Leone là đất nước hoà binh, con người thân thiện, môi trường đầu tư lành mạnh.

Vì thế, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Sierra Leone khẳng định, Chính phủ Sierra Leone luôn trân trọng chào đón các nhà đầu tư tiềm năng. Chính phủ Sierra Leone cũng ưu tiên và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, cùng nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tài chính... Sierra Leone đang đẩy mạnh ngành hàng hải, đánh bắt cá, khai thác quặng, sắt thép…

“Không chỉ là đầu tư vào Sierra Leone mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể thông qua chúng tôi để hướng tới một số quốc gia lớn, thị trường quy mô lớn hơn và các vùng lân cân, trọng tâm ở Tây Phi”, ông Jacob Jusu Saffa khẳng định.

Tại diễn đàn, đại diện các bộ, ngành của Sierra Leone đã nói cụ thể hơn về những ưu đãi và cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp. Đại diện Bộ Tài chính của Sierra Leone cho biết, Sierra Leone có nhiều chính sách ưu đãi thuế, đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tạo ra giá trị bền vững cho con người, doanh nghiệp do phụ nữ quản lý… Sierra Leone cũng có nhiều gói hỗ trợ về xuất khẩu, giảm 20% thuế xuất khẩu cho các sản phẩm có thương hiệu, đáp ứng được các tiêu chuẩn sở tại.

Đại diện Bộ Nông nghiệp của Sierra Leone chia sẻ, ngành nông nghiệp ở Sierra Leone rất được chú trọng, trong đó lĩnh vực chế xuất thực phẩm đang rất thu hút sự đầu tư. Đại diện Bộ Thủy sản của Sierra Leone cho biết, Sierra Leone mong muốn phát triển lĩnh vực cảng biển, khu công nghiệp thuỷ sản với khu neo đậu, chế xuất và khu sản xuất...