Empire777

Cơ chế mở cho dự án đặc biệt Thực tế khi triển khai hai dự án nhiệt điện theo Quyết định 2414 đến na 90 phut .net

【90 phut .net】“Cởi trói” cho công tác xây dựng các nhà máy nhiệt điện

Cơ chế mở cho dự án đặc biệt

Thực tế khi triển khai hai dự án nhiệt điện theo Quyết định 2414 đến nay,ởitróichocôngtácxâydựngcácnhàmáynhiệtđiệ90 phut .net cả chủ đầu tư và nhà thầu đều cho rằng, việc áp dụng cơ chế này còn làm hạn chế khả năng sáng tạo cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc lắp đặt, thi công các dự án lớn như nhà máy nhiệt điện Long Phú hay Sông Hậu 1.

Ông Phạm Hồng Sơn chia sẻ: Việc thanh toán tiền thi công theo tấn sản phẩm mà không tính đến yếu tố chất xám ít nhiều đã ảnh hưởng đến tâm lý anh em, người ta thậm chí không dám sáng kiến bởi sáng kiến không áp dụng được vào đơn giá nào. Thậm chí, bên Ban Dự án nhiệt điện Sông Hậu đã từng có ý tưởng sáng tạo: nếu thay đổi thiết kế cửa nhận nước của dự án, có thể giảm được 50-70 tỷ đồng, giảm thời gian thi công. Thế nhưng, để thay đổi được chi tiết này, phải trình lên các cấp, chờ phê duyệt (vì thay đổi so với thiết kế ban đầu). Thời gian phê duyệt kéo dài đến cả năm với rất nhiều thủ tục, chính vì thế nên anh em không ai dám làm. Đành quay về thiết kế ban đầu…!

“Cởi trói” cho công tác xây dựng các nhà máy nhiệt điện - Kỳ 2: Cần cơ chế linh hoạt cho dự án đặc thù

Thi công lắp đặt máy biến áp Tổ máy số 1 - nhiệt điện Sông Hậu 1

Trước những khó khăn, vướng mắc và nguy cơ bị chậm tiến độ, cả phía chủ đầu tư (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và nhà thầu (Lilama) đã phối hợp kiến nghị Bộ Xây dựng sớm đưa ra định mức đơn giá cho từng hạng mục. Đồng thời, nên chăng, việc áp dụng Quyết định 2414 chỉ nên áp dụng cho các công trình xây dựng phổ thông chứ chưa nên thực hiện với những công trình đặc thù như nhiệt điện. Bởi thực tế, trong nước ta mới chỉ có đơn giá định mức cho các công trình xây dựng dân dụng, chưa có định mức đơn giá cho các công trình lớn như nhiệt điện.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Phạm Văn Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng cho biết: Chính phủ cũng đã giao Bộ Xây dựng chủ trì cùng với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2017.

Đến nay Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án, theo dự thảo, đề án thực hiện từ năm 2018-2021, kết quả của đề án sẽ hình thành hệ thống định mức và giá xây dựng phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, nó sẽ khắc phục được những tồn tại hiện nay về định mức và giá xây dựng, bao gồm cả giá dịch vụ đô thị.

Năm 2018 mới bắt đầu làm phương pháp lập định mức và lập giá mới, dự kiến năm 2021 sẽ hoàn thành. Khi đó, các thông tin về mã hiệu, tên định mức, đơn vị tính, nội dung công việc phạm vi, điều kiện áp dụng, công nghệ... sẽ được thống nhất trên cả nước để có thể quản lý định mức và giá xây dựng cho hiệu quả.

Khi áp dụng định mức mới, nhà thầu nào có năng lực, năng suất hơn thì sẽ trúng thầu, và được phép thi công theo công nghệ mới. Nhà thầu lạc hậu đương nhiên bị loại. Sau 3 năm cơ quan quản lý nhà nước sẽ điều tra làm lại toàn bộ hệ thống một lần. Như vậy sẽ khắc phục được những tồn tại như hiện nay.

Hay để thị trường tự điều tiết

Đó là ý kiến của Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - Trần Ngọc Hùng. Ông Hùng phân tích, sẽ rất khó khăn để xác định "cứng" một đơn giá cố định. Bởi đơn giá thay đổi từng ngày, từng giờ. Có khi đơn giá mới được cập nhật thì chỉ đến tháng sau, năm sau lại lỗi thời. Chính vì thế, ông Hùng đề xuất, có thể Nhà nước chỉ công bố một số định mức như: Suất đầu tư và đơn giá xây dựng tổng hợp bộ phận công trình theo khu vực; xác định suất đầu tư công trình theo quy mô các loại công trình, công trình đặc biệt, áp dụng cho tất cả dự án vốn nhà nước, vốn PPP, BOT và khuyến khích các dự án có nguồn vốn đầu tư khác thực hiện theo. Còn lại, hãy để thị trường tự điều tiết, quyết định. Các chủ đầu tư chỉ cần tập trung thực hiện đầy đủ quy chế đấu thầu theo quy định. Nhà nước cùng các đơn vị kiểm toán độc lập sẽ tập trung giám sát chặt chẽ quá trình thầu, theo dõi sát sao, đúng những diễn biến về giá cả thị trường. Điều này sẽ bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch, chọn được chủ thầu có năng lực và giá thành hợp lý nhất, từ đó hạn chế thất thoát, lãng phí, nhất là khâu đấu thầu và chỉ định thầu.

Ông Phạm Văn Khánh cũng thừa nhận: Hệ thống định mức và giá xây dựng còn nhiều hạn chế, diễn ra tại nhiều ngành kinh tế và nếu tình trạng này không được cải thiện, chắc chắn chúng ta sẽ bị tụt hậu. Để hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng, cần tập trung chuyển đổi cơ chế quản lý từ công bố sang ban hành, được phép thay đổi khi không phù hợp (đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư). Đồng thời, đổi mới phương pháp xây dựng, quản lý hệ thống định mức xây dựng và dịch vụ công ích đô thị theo định mức năng suất, theo vùng và phù hợp thị trường, xây dựng gắn với kế hoạch triển khai dự án… Điều này sẽ giúp khắc phục tình trạng tùy tiện trong áp dụng định mức để lập đơn giá, tạo cơ sở thống nhất cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, ứng dụng mô hình thông tin công trình, bảo đảm thống nhất, công khai, minh bạch, đồng bộ với các loại công trình, dự án..., nhất là các dự án đặc thù, mới như: nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời, năng lượng xanh…

GS. TS Nguyễn Đăng Hạc - Trường đại học Xây dựng cho rằng: Với cách tính hiện nay, phần thiệt thòi thường rơi vào phía nhà thầu. Chính vì vậy, trong công tác đấu thầu, cần nghiên cứu đề ra những quy định cụ thể hơn về các căn cứ và phương pháp lập giá dự thầu, giúp cho nhà thầu phát huy được những thế mạnh riêng của mình trong quá trình xác định giá dự thầu. Bởi thực tế hiện nay, giá dự thầu được tính toán không phải dựa trên cơ sở đơn giá nội bộ mà thường dựa vào đơn giá do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành cũng như các định mức chi phí tính theo tỷ lệ được quy định đối với việc lập dự toán hạng mục công trình hay tổng dự toán công trình làm cho giá dự thầu không phản ánh đúng chi phí thực tế xây dựng của nhà thầu.

GS Nguyễn Đăng Hạc cũng đề xuất: Cần quy định giá dự thầu của nhà thầu không được thấp hơn giá thành hợp lý của gói thầu. Giá thành hợp lý là chi phí của nhà thầu đủ để bù đắp chi phí biến đổi (chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí chung cấp doanh nghiệp phân bổ cho công trường). Giá thành ở đây là giá thành cá biệt, là chi phí mà nhà thầu phải chi ra để hoàn thành gói thầu chứ không phải là giá thành bình quân xã hội.

Hệ thống định mức giá mới phải đến năm 2021 mới ra đời (nếu theo đúng kế hoạch). Trong khi hai nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 và Long Phú 1 dự kiến hoàn thành vào 2019. Như vậy, việc cần một cơ chế định giá linh hoạt cho cả hai dự án này, giúp đẩy nhanh tiến độ là rất cần thiết và cấp bách.
TIN LIÊN QUAN
“Cởi trói” cho công tác xây dựng các nhà máy nhiệt điện - Kỳ 1: Chủ đầu tư lẫn nhà thầu đều “khó”

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap