【kêt quả bóng đá trưc tuyến】Ra mắt và phát hành Bộ sách Lịch sử tỉnh Hải Dương

Bộ sách “Lịch sử tỉnh Hải Dương” (từ khởi thủy đến năm 2015) gồm 4 tập: Tập 1 từ khởi thủy đến trước năm 905,ắtvàpháthànhBộsáchLịchsửtỉnhHảiDươkêt quả bóng đá trưc tuyến tập 2 từ năm 905 - 1883, tập 3 từ năm 1883 - 1945 và tập 4 từ năm 1945 - 2015.

Với trên 2.000 trang mang đậm dấu ấn xã hội, văn hóa, trí tuệ của người Hải Dương ở nhiều giai đoạn lịch sử, cùng nhiều hình ảnh minh họa với nội dung sâu sắc, sách đã tái hiện lại quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của con người xứ Đông trên vùng đất Hải Dương.

Bộ sách “Lịch sử tỉnh Hải Dương” (từ khởi thủy đến năm 2015). Ảnh: Thanh Sơn

Tập I (từ khởi thủy đến trước năm 905) đã dựng lại chặng đường dài từ buổi đầu dựng nước đến đầu thế kỷ X. Đây là giai đoạn với nhiều dấu ấn quan trọng ghi nhận sự xuất hiện buổi đầu của con người, hình thành nền văn minh dựng nước của dân tộc trên vùng đất Hải Dương. Đây cũng là thời kỳ người dân Hải Dương thể hiện đầy đủ nhất ý chí quật cường trong các cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của chính quyền phương Bắc để giành độc lập dân tộc.

Trong tập II (từ năm 905 - 1883), mở đầu bằng sự kiện Hào trưởng đất Hồng Châu là Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân đứng lên giành quyền tự chủ từ chính quyền đô hộ nhà Đường (năm 905). Đây là dấu mốc tạo cơ sở cho việc đặt nền móng của thời kỳ độc lập lâu dài. Sự kiện Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ càng có ý nghĩa to lớn, không chỉ là niềm tự hào của Hải Dương - xứ Đông mà còn là niềm tự hào chung của cả nước. Lịch sử Hải Dương tập II tạm kết vào năm 1883, gắn với sự kiện thực dân Pháp đánh chiếm thành Hải Dương lần thứ hai vào ngày 19/8/1883. Từ đây, Hải Dương cũng như toàn bộ Bắc Kỳ chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp sau Hiệp ước Pa tơ nốt (6/6/1884).

Lịch sử Hải Dương tập III (từ năm 1883 - 1945) mở đầu bằng sự kiện thành Hải Dương bị rơi vào tay thực dân Pháp lần thứ hai giữa tháng 8/1883. Thời điểm này, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy thống trị và thực dân hóa ở Hải Dương. Từ đây, nhân dân Hải Dương bước vào công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tháng Tám năm 1945, nhân dân Hải Dương tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Tập IV (từ năm 1945 - 2015) được mở đầu bằng sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong suốt 70 năm, người dân Hải Dương tích cực cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, tham gia 2 cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ... Năm 1997, tỉnh Hải Dương chính thức được tái lập, mở ra thời kỳ mới cho Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Đến nay, tỉnh Hải Dương không những phát triển toàn diện mà còn có nhiều điểm sáng đột phá, là tỉnh tự cân đối thu ngân sách và góp phần cùng cả nước thực hiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương trao tặng sách cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Ảnh: Thanh Sơn

Báo cáo kết quả thực hiện Đề án Bộ sách, ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, để cuốn sách đến tay người đọc là quá trình 7 năm chuẩn bị công phu và triển khai bài bản của các bộ phận liên quan. Tuy vậy, việc triển khai gặp không ít khó khăn, do đây là một công trình nghiên cứu khoa học lớn về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của tỉnh. Việc khai thác tài liệu, nhất là giai đoạn từ khởi thủy đến năm 905 rất khó khăn, do các tư liệu thành văn rất hạn chế, chủ yếu dựa trên kết quả khai quật khảo cổ (hiện vật câm). Từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên việc in ấn, xuất bản, phát hành và giới thiệu bộ sách bị chậm lại so với kế hoạch...

Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2017, việc khảo sát, nghiên cứu, xây dựng đề án được tiến hành. Ban Chỉ đạo, Hội đồng biên soạn, Ban biên soạn được thành lập. Thành viên Hội đồng xét duyệt sách gồm các nhà nghiên cứu khoa học Trung ương và địa phương có kinh nghiệm chuyên môn sâu về nhiều lĩnh vực. Trong giai đoạn 2018 - 2020, chủ biên và nhóm nghiên cứu đã tiến hành trên 20 đợt nghiên cứu, khảo sát, điền dã ở hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, cách mạng trong toàn tỉnh. Đồng thời gặp gỡ và trao đổi với các bậc cao niên tại một số làng, xã am hiểu về lịch sử địa phương. Sưu tầm, dập dịch các đầu sách, tài liệu Hán Nôm, sách tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc... để bổ sung thêm nguồn tài liệu. Từ năm 2021 - 2022, các hội nghị nghiệm thu bản thảo được tiến hành.

Tại hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh lần thứ hai, tất cả các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua bản thảo. Bộ sách được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên tập, in ấn với số lượng 1.000 cuốn.

Các đại biểu đã thực hiện nghi lễ nhấn nút phát hành đưa Bộ sách Lịch sử tỉnh Hải Dương lên Cổng Thông tin điện tử tỉnh. Ảnh: Thanh Sơn

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương khẳng định, đây là sự kiện quan trọng, ý nghĩa nhằm lan toả giá trị văn hoá, lịch sử tỉnh Hải Dương, không những trong tỉnh mà trong phạm vi toàn quốc.

Bộ sách thực sự là sản phẩm có giá trị và ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, tinh thần to lớn; khái quát toàn diện và đầy đủ về mảnh đất và con người Hải Dương từ quá khứ đến hiện tại; lý giải một cách thấu đáo về tiềm năng, thế mạnh, sứ mệnh lịch sử của vùng quê Hải Dương văn hiến - cách mạng, địa linh - nhân kiệt. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy, học tập về lịch sử tỉnh Hải Dương của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh.