【bảng xếp hạng giải quốc gia hà lan】Khi nào Nga dừng cuộc chiến ở Ukraine ?
Tác động từ nhiều phía nhằm buộc Nga dừng cuộc chiến và rút quân khỏi Ukraine,ừngcuộcchiếnởbảng xếp hạng giải quốc gia hà lan nhưng xem ra kết quả hoàn toàn ngược lại.
Người biểu tình ủng hộ Ukraine bên ngoài trụ sở ICJ ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: AP
Với tỷ lệ 13/2 (13 ủng hộ và 2 phiếu chống từ thẩm phán Nga và Trung Quốc), Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa ra phán quyết yêu cầu Nga “dừng ngay lập tức” các hoạt động quân sự ở Ukraine.
Đây được gọi là phán quyết “các biện pháp tạm thời”, một phán quyết khẩn cấp được đưa ra trước khi tòa án xét xử toàn bộ vụ án. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi Nga khẳng định chiến dịch này hợp pháp, thì dù sao nước này cũng đang vi phạm luật pháp quốc tế do không tuân thủ mệnh lệnh của ICJ.
Trước đó, Ukraine đã khởi kiện Nga vô cớ tấn công nước này gây ra thảm cảnh thương vong, trong đó có nhiều dân thường. Ý định của Ukraine là đưa vụ việc vào phạm vi quyền tài phán của ICJ bằng cách lập luận rằng Nga đang đưa ra cáo buộc sai lầm về tội diệt chủng đối với Kiev để lý giải nguyên nhân mở chiến dịch quân sự của mình.
Đáp lại, Điện Kremlin đã bác bỏ phán quyết này vì cho rằng ICJ không có thẩm quyền phán quyết vụ kiện này. Theo Tổng thống Nga Putin, sở dĩ ông ra lệnh tấn công Ukraine vì một số lý do sau:
Đầu tiên, ông Putin khẳng định Nga đang hành động để tự vệ, phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông Putin cho rằng Matxcơva đang bảo vệ hai khu vực Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine hay còn gọi là Donbass có nhiều người Nga sinh sống mà Matxcơva đã công nhận là các quốc gia có chủ quyền.
Thứ hai, ông Putin cáo buộc Ukraine đang phạm tội diệt chủng đối với người dân tộc Nga (trong đó “diệt chủng” có nghĩa là một số hành động được thực hiện với “ý định tiêu diệt” một nhóm dân tộc hoặc một nhóm dân số nào đó).
Theo chuyên gia Rowan Nicholson, giảng viên luật tại Đại học Flinders (Australia), ICJ chỉ xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia có chủ quyền (khác với Tòa án Hình sự Quốc tế, nơi xét xử các cá nhân phạm những tội như tội ác chiến tranh).
ICJ không tự động có quyền tài phán đối với mọi quốc gia và mọi vấn đề. Không có thể chế toàn cầu nào có thể trao cho cơ quan này quyền lực đó. Giống như nhiều khía cạnh khác của luật quốc tế, quyền tài phán của ICJ phụ thuộc vào việc các quốc gia thể hiện sự đồng ý trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một số quốc gia thể hiện sự đồng ý bằng cách đưa ra các tuyên bố chung. Các quốc gia khác đã đồng ý với các hiệp ước cụ thể cho phép ICJ quyền quyết định các tranh chấp liên quan cụ thể đến các hiệp ước đó.
Vì Nga không đưa ra một tuyên bố chung nên trên thực tế Ukraine không thể yêu cầu ICJ đưa ra phán quyết về lập luận “tự vệ” của Nga. Trong khi đó, Nga là một bên của hiệp ước liên quan, Công ước Diệt chủng, do đó Ukraine đã sử dụng lập luận về “diệt chủng” để kéo ICJ tham gia xét xử vụ việc.
Do vậy về bản chất Ukraine đã thắng kiện tại ICJ nên nếu tuân thủ thì Nga buộc phải rút quân khỏi Ukraine theo phán quyết trên.
Trong một động thái liên quan, mới đây Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng nhấn mạnh cần giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Tổng thư ký LHQ đưa ra lời kêu gọi trên trong bối cảnh Nga và Ukraine đang tiến hành các cuộc thảo luận theo hình thức trực tuyến liên quan đến quy chế trung lập của Ukraine sau nhiều vòng đàm phán trực tiếp diễn ra tại khu vực biên giới giữa Belarus và Ukraine không mang lại kết quả đáng kể nào.
Trong khi đó, giao tranh trên thực địa ngày càng ác liệt hơn. Phía Nga đã tấn công hầu hết các thành phố lớn của Ukraine gây thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất, con người dẫn đến một thảm họa nhân đạo tại nước này.
Giới quan sát cho rằng, dù bị trừng phạt từ Mỹ, phương Tây, lên án của LHQ và nhiều quốc gia liên quan nhưng xem ra Nga chưa từ bỏ ý định tấn công Ukraine. Điều này đồng nghĩa với giao tranh tại đất nước này vẫn còn kéo dài chưa có hồi kết.
HN tổng hợp