【cup c2 châu âu】Các vua dầu mỏ Trung Đông sắp cạn tiền
TheácvuadầumỏTrungĐôngsắpcạntiềcup c2 châu âuo một báo cáo tuần qua của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức 50 USD/thùng thì phần lớn các nước Trung Đông, trong đó có cả các quốc gia đứng đầu Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu lửa (OPEC) là Ả Rập Saudi, Oman và Bahrain sẽ cạn tiền trong vòng năm năm tới, hoặc sớm hơn.
IMF ước tính giá dầu thấp sẽ làm bốc hơi khoảng 360 tỷ USD khỏi khu vực này chỉ riêng trong năm nay.
Những nước vùng Trung Đông vốn đang quen với tình trạng thặng dư ngân sách khổng lồ đang nhanh chóng chuyển sang thâm hụt ngân sách nghiêm trọng do giá dầu giảm từ hơn 100 USD năm ngoái xuống còn 45 USD/thùng trong năm nay. Nhiều nước đang buộc phải dùng đến quỹ dự trữ dùng cho những trường hợp khẩn cấp (rainy day funds) để vượt qua khó khăn.
“Những nước xuất khẩu dầu sẽ cần điều chỉnh chính sách chi tiêu và thu nhập để đảm bảo sự ổn định tài chính”, báo cáo của IMF cho biết.
Giá dầu thấp xảy ra vào thời điểm chi tiêu tại nhiều nước này đang tăng cao do phải vật lộn với tình trạng bạo lực trong khu vực và sự bất ổn trên thị trường tài chính.
Ả Rập Saudi đang bị vắt cạn tiền
Quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới Ả Rập Saudi cần giá dầu tăng lên khoảng 106 USD/thùng để có thể cân bằng ngân sách, theo ước tính của IMF. Vương quốc dầu mỏ này hầu như sẽ không đủ khả năng chi trả tài chính tròng vòng 5 năm tới nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức 50 USD.
Đây là lý do tại sao nước này đang có gắng duy trì lượng lớn tiền mặt.
Ả Rập Saudi đã phát hành 4 tỷ USD trái phiếu đầu năm nay, trong khi đó ngân hàng trung ương nước này đã phải rút về 70 tỷ USD từ các công ty quản lý tài sản toàn cầu như BlackRock trong vòng 6 tháng qua.
Sau nhiều năm thặng dư ngân sách, Ả Rập Saudi dự kiến sẽ chịu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lên đến 20% GDP trong năm nay, tổ chức tư vấn, nghiên cứu kinh tế Capital Economics ước tính. Nguồn tiền mặt của nước này dù vẫn rất dồi dào với gần 700 tỷ USD nhưng đang teo lại rất nhanh.
Ả Rập Saudi khó lòng tăng thuế nên nước này có thể sẽ phải cắt giảm một số hình thức chi tiêu.
Các chương trình chi tiêu liên quan đến xã hội và quân sự khó bị cắt do lãnh đạo nước này lo ngại sự lặp lại của cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, nhưng các chương trình chi tiêu lớn khác của chính phủ sẽ bị soi sẽ kĩ hơn trước.
“Trong một môi trường vừa không ổn định trong nước vừa bất ổn ở khu vực, làm rời rạc các mối liên kết xã hội sẽ mang tính canh bạc chính trị”, Henry Smith, một phó giám đốc công ty tư vấn Control Risk tại Dubai phát biểu.
“Một số các dự án không mang tính thiết yếu về mặt kinh tế sẽ bị âm thầm loại bỏ”, Smith cho biết.
Các nước khác chịu áp lực
Iran và Iraq cũng đang chịu áp lực lớn.
IMF ước tính, giá dầu hòa vốn của Iran ước tính ở mức 72 USD và nước này có thể chịu được mức giá dầu thấp dưới 10 năm. Đây là một viễn cảnh khá lạc quan so với các nước láng giềng khác. Tuy nhiên triển vọng này có được là nhờ sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt từ phương Tây (mà vẫn chưa được thực hiện) và sự gia tăng sản lượng khai thác dầu.
Trong khi đó Iraq hầu như không còn khả năng tài chính. Nước này đang chật vật với các cuộc xung đột nội bộ và mất mảng lớn lãnh thổ cho tổ chức khủng bố hồi giáo ISIS.
“Bạo lực đang ngày càng ảnh hưởng đến dân thường và có tác động tiêu cực lên niềm tin và kỳ vọng, và hậu quả là không còn các hoạt động kinh tế”, IMF cảnh báo.
Bahrain cũng là nước được dự đoán sẽ cạn tiền trong vòng chưa tới 5 năm nữa. Quốc gia này đang gánh nhiều khoản nợ và liên tục bị thâm hụt trong nhiều năm liên tiếp.
Tuy nhiên cũng có nhiều nước ở tình trạng tốt hơn. Kuwait, Qatar và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là những nước có mức giá dầu hòa vốn thấp hơn các nước trên.
Điểm hòa vốn của Kuwai là 49 USD trong khi ở Qatar là 56 USD và UAE là 73 USD. Những nước này đã tích lũy một lượng tiền lớn trong những năm qua, nhờ đó có thể giúp họ trải qua giai đoạn giá dầu thấp từ 25-30 năm tới./.
Mai Hương (TheoMoneyCNN)