【zurich vs】Tiếp sức người dân vượt qua đại dịch

Chính sách đến với dân kịp thời là chính sách hiệu quả nhất

Làn sóng Covid-19 ập đến khiến cuộc sống gia đình bà Nông Thị Dìu ở ấp Điện Ảnh vốn đã khó khăn nay càng chật vật hơn. Một mình bà phải chăm sóc mẹ già,ếpsứcngườidacircnvượtquađạidịzurich vs chồng bị bệnh hiểm nghèo và 2 cháu ngoại thay vợ chồng con gái đi làm ăn xa và kẹt lại vùng dịch không về được. Trong khi chồng bà đã nhiều tháng nay không được đến bệnh viện để điều trị, phần vì hạn chế đi lại, phần vì kinh tế gia đình quá khó khăn. Niềm tin và hy vọng để bà vượt qua đại dịch thời gian qua là sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của chính quyền xã Phước Thiện và các nhà hảo tâm. Bà Dìu cho biết: Trong đợt dịch này, nhà tôi được nhận 2 suất hỗ trợ theo diện khó khăn vì Covid-19, mỗi người được 700 ngàn đồng. Ngoài ra, do hoàn cảnh khó khăn, các hội, đoàn thể trong ấp cũng thường xuyên trao quà là nhu yếu phẩm vận động được từ các đoàn từ thiện. 

Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phước Thiện và Ban công tác Mặt trận ấp Điện Ảnh khảo sát thực tế các hộ dân trong ấp

Bà Ngô Thị Thuyên, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Điện Ảnh cho biết: “Ngoài những hộ nghèo, cận nghèo bị mất việc làm do giãn cách xã hội, thì Ban điều hành ấp còn phối hợp rà soát 3 lần đề nghị 60 người được hưởng hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Tổng số tiền đã chi trả cho các trường hợp khoảng 44 triệu đồng”.

Điện Ảnh và Mười Mẫu là 2 ấp có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, cũng như đời sống người dân khó khăn nhất của xã Phước Thiện. Riêng ấp Mười Mẫu ngoài 46 hộ nghèo và cận nghèo còn phát sinh thêm 62 hộ khó khăn do dịch Covid-19. Ngoài nguồn vốn chính sách hỗ trợ khoảng 42 triệu đồng theo quy định, các hộ này còn được nhận hỗ trợ khác do UBND xã và các tổ chức đoàn thể vận động từ nguồn xã hội hóa.

Ông Kim Reng ở ấp Mười Mẫu bộc bạch: Gia đình tôi từ Vĩnh Long lên đây lập nghiệp. Nhiều năm nay vợ tôi bị bệnh nặng khiến kinh tế gia đình “xuống dốc”. Đợt dịch Covid-19 này kéo dài, cuộc sống khó khăn hơn. Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn được nhận đầy đủ chế độ của hộ nghèo và từ các chương trình hỗ trợ của tỉnh như tiền mặt, gạo, mì gói, mắm, muối… giúp vơi bớt khó khăn. 

Từ đầu năm đến nay, dù ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng các chính sách của tỉnh, huyện đều được trao kịp thời đến người dân xã biên giới Phước Thiện. Điều này góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả chính sách của Nhà nước đối với người dân.

Linh động giúp dân

Đến nay, trên địa bàn xã Phước Thiện vẫn còn 204 hộ nghèo, cận nghèo gồm hơn 800 người. Những chế độ, chính sách liên quan đến các đối tượng này được triển khai kịp thời. Ngoài ra, chính quyền xã có rất nhiều hoạt động chăm lo cho các đối tượng nghèo, cận nghèo, yếu thế trong xã hội và hộ khó khăn phát sinh trên địa bàn. 

Các nguồn chính sách chỉ hỗ trợ đối tượng theo quy định, nhưng trong đại dịch Covid-19 người dân khó khăn ở xã biên giới Phước Thiện cần hỗ trợ rất nhiều. Do vậy, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các hội, đoàn thể xã Phước Thiện đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động bằng nhiều hình thức để hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn với số tiền quyên góp được hàng trăm triệu đồng.

Đối với lương thực, thực phẩm, địa phương vận động trong nhân dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khó khăn phát sinh hơn 4 tấn gạo. Xã luôn tranh thủ vận động các nguồn lực trong xã hội để tự chủ nguồn, sẵn sàng hỗ trợ người nghèo. Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đặc biệt nhằm hỗ trợ các hộ khó khăn đột xuất, chính quyền xã đã thành lập đường dây nóng về hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân.

Ông NGUYỄN HỮU LÊ, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phước Thiện


Việc lập đường dây nóng đã giúp chính quyền xã nhận được những thông tin cần hỗ trợ, từ đó thành lập đoàn đi khảo sát thực tế và cấp phát lương thực trực tiếp khi đối tượng đủ điều kiện; đồng thời, chủ động dự trữ sẵn nguồn kinh phí, lương thực, thực phẩm để giúp đỡ người dân là 2 giải pháp hiệu quả nhất được xã Phước Thiện áp dụng trong thời gian qua. 

Sự tiếp sức kịp thời, chung tay san sẻ của chính quyền, đoàn thể và giữa người dân với người dân đã giúp các hộ khó khăn được tiếp thêm niềm tin, sức đề kháng để vượt qua đại dịch.