Nhân dịp đầu năm mới,ộtrưởngCôngThươngnóivềhàngTrungQuốcđộilốthàngViệkết quả bóng đá v-league hôm nay Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã có cuộc trả lời phỏng vấn ngắn với Zing.vn về một số vấn đề lớn của ngành trong năm qua và các năm tiếp theo.
Nguy cơ thiếu điện là hiện hữu
Vấn đề thiếu điện và nguy cơ tăng giá điện trong thời gian tới được người dân quan tâm. Ông đánh giá thế nào?
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: Hiện nay chúng ta gặp phải một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc đối với việc cân đối cân bằng cung cầu điện. Cập nhật tiến độ nguồn điện theo quy hoạch điện VII điều chỉnh cho thấy phần lớn các nguồn nhiệt điện chậm tiến độ 1-2 năm.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Hoàng Hà.
Đặc biệt, các nguồn nhiệt điện than miền Nam dự kiến hoạt động vào năm 2018-2021 nhưng chậm tiến độ. Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định dừng đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đến 2030. Các tính toán cân bằng cung cầu cho thấy có khả năng xảy ra thiếu điện cho hệ thống điện miền Nam, cần thiết phải tính toán bổ sung các nguồn điện mới để đảm bảo cung ứng điện năng toàn quốc.
Theo báo cáo cập nhật của Viện Năng lượng, dự tính thiếu hụt điện năng trong hệ thống điện với sản lượng 466 triệu kWh năm 2021 và gần 2,4 tỷ kWh năm 2022.
Vậy Bộ Công Thương sẽ làm gì để đảm bảo đủ điện, đặc biệt sau năm 2020?
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: Để giảm nguy cơ thiếu điện miền Nam, trên cơ sở đề xuất của EVN, PVN, Bộ Công Thương đã xem xét trình và được Thủ tướng đồng ý cho phép bổ sung quy hoạch đường dây 500 kV Vũng Áng - Dốc Sỏi - Pleiku 2 (nhằm tăng cường liên kết Bắc - Trung - Nam), vận hành trước năm 2020 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, vận hành năm 2020, 2021.
Bộ cũng đề ra một số giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện đến năm 2030.
Chúng tôi đã thường xuyên tổ chức các đoàn đi thúc đẩy tiến độ các dự án nhà máy điện. Ngoài ra, đang xin ý kiến Thủ tướng phê duyệt khung giá bán điện tại Lào làm cơ sở để EVN đàm phán mua bán điện với Lào.
Bộ cũng chỉ đạo tăng cường các biện pháp tiết kiệm điện, triển khai mạnh mẽ các chương trình kiểm toán năng lượng... Khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời áp mái.
Một số giải pháp về đảm bảo nguồn cung cấp và giải tỏa công suất các nguồn điện là xem xét tháo gỡ những vướng mắc trong đàm phán hợp đồng BOT, PPA của các dự án nguồn điện BOT, đặc biệt là những nội dung quy định về chuyển đổi ngoại tệ, chấm dứt sớm hợp đồng. Ngoài ra, Bộ tiếp tục xây dựng và ban hành cơ chế mới hỗ trợ phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối). Sớm xây dựng và ban hành cơ chế cho các dự án điện sử dụng LNG, chuỗi dự án khí LNG-điện…
Tính lại giá điện mặt trời trong tháng 3
Trong khi quan ngại về việc điện than gây ô nhiễm, công nghệ lạc hậu thì cũng có những mối lo về tình trạng đầu tư ồ ạt điện mặt trời để hưởng giá ưu đãi trong khi công nghệ chưa được kiểm chứng, khó đấu nối, không ổn định… Theo ông, đâu là lối ra cho bất cập này?
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: Việc phát triển nhiệt điện than vẫn phải thực hiện theo đúng quy hoạch trên cơ sở cân đối phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội. Việc cần làm là thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường trong đầu tư, vận hành nhà máy nhiệt điện than, xây dựng và vận hành các nhà máy nhiệt điện than công nghệ trên siêu tới hạn.
Về điện mặt trời, theo tính toán, mức phát triển nguồn này tại các mốc năm 2020, 2025, 2030 theo công suất lắp đặt trên toàn quốc tương ứng là 6.450 MW, 16.650 MW, 30.650 MW. Mức phát triển này lớn hơn nhiều so với mức phát triển theo quy hoạch điện VII điều chỉnh (công suất tương ứng là 850 MW, 4.000 MW và 12.000 MW).
Theo đánh giá, các nguồn điện mặt trời có thể phủ đỉnh khoảng 6% vào cao điểm ngày. Đây cũng là một giải pháp khá tốt nhằm bù đắp cho công suất thiếu hụt vào cao điểm ngày của hệ thống điện, khi xét đến thời gian xây dựng các nguồn điện mặt trời khá nhanh (khoảng 6 tháng).
Bộ Công Thương đang cùng đối tác của Đức tính toán lại giá điện mặt trời. Ảnh: VNT.
Đối với phát triển điện mặt trời, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện một số công việc như trình Thủ tướng xem xét phê duyệt “quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
Về tình hình và giải pháp xử lý tình trạng quá tải các dự án điện mặt trời đã đăng ký, đã được phê duyệt, Bộ đã đề xuất danh mục các dự án lưới điện nhằm giải tỏa công suất các nguồn điện mặt trời, trong đó kiến nghị Thủ tướng cho phép điều chỉnh, bổ sung một số công trình lưới điện truyền tải vào quy hoạch điện quốc gia.
Việc phát triển nhiệt điện than vẫn phải thực hiện theo đúng quy hoạch trên cơ sở cân đối phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh