Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Australia,ầnchúýbàitoánchấtlượngkhixuấtkhẩuvảivàoÚkèo cá cược bóng đá ngoại hạng anh năm 2015 là năm đầu tiên Úc cấp phép nhập khẩu (NK) trái vải Việt Nam. Để chuẩn bị cho việc đưa trái vải vào Úc ngay khi được cấp phép, cuối năm 2014, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại tại thị trường này.
Vải thiếu xuất khẩu cần đảm bảo chất lượng để giữ vững thị trường
Ngày 12/6/2015, chuyến hàng 3 tấn đầu tiên đã đến Melbourne và cho đến hết mùa vụ, hơn 32 tấn vải đã được xuất khẩu sang Úc bằng đường hàng không. Vải thiều Việt Nam được bán với giá 21-22 AUD/kg trong tuần đầu tiên và giảm xuống 15-16 AUD/kg vào các tuần tiếp theo khi lượng hàng trong nước được chuyển sang nhiều. Trong mùa đầu tiên, có 9 doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu vải sang Úc.
Có thể thấy, kiều bào nói riêng và người tiêu dùng Úc nói chung đã đón nhận trái vải Việt Nam với thái độ tích cực. Vải Việt Nam đa phần đã đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường Úc về kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, để vải Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Úc trong các mùa vụ tới, chúng ta cần giải “bài toán” giá và chất lượng.
Trong năm đầu tiên, chúng ta gặp hai khó khăn chính là giá và chất lượng. Giá vải Việt Nam cao hơn vải của Úc, Thái Lan và Trung Quốc do 3 nguyên nhân chính: Khu vực trồng vải xuất khẩu nằm ở phía Bắc trong khi cơ sở đóng gói và chiếu xạ được công nhận nằm ở phía Nam làm tăng chi phí vận chuyển; giá chiếu xạ và vận chuyển bằng hàng không của ta cao hơn so với các nước đối thủ cạnh tranh; khâu thu hái, xử lý, bảo quản, vận chuyển chưa chuẩn, do vậy hầu hết các lô hàng đều vướng kiểm dịch tại Úc. Nhiều lô hàng bị giữ lại vài ngày để xử lý dẫn đến chi phí lưu kho, lưu bãi, kiểm dịch bị đội lên.
Về chất lượng, bảo quản vẫn là điểm yếu nhất. Một số lô hàng sang tới Úc bị hỏng rất nhiều và phải bán dưới giá thành để thu hồi vốn; một số lô hàng khác bị kiểm dịch giữ lại với lỗi không đáng có như có sâu to, dính quả non, cuống chưa được cắt sát và sót lại lá cây. Khi bị phát hiện, toàn bộ lô hàng sẽ bị dỡ ra và doanh nghiệp phải xử lý lại dẫn đến phát sinh chi phí lưu kho, nhân công, lỡ ngày chợ đầu mối, chất lượng giảm và không bán được giá cao.
Để có chỗ đứng trên thị trường Úc, chúng ta phải khắc phục được điểm yếu về giá và chất lượng. Cụ thể, cần xem xét việc đầu tư kho lạnh, cơ sở đóng gói và cơ sở chiếu xạ đủ tiêu chuẩn tại vùng trồng để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Hàng không Việt Nam cần có chính sách giảm cước vận chuyển hoặc doanh nghiệp phải tính phương án vận chuyển bằng đường biển để giảm chi phí. Cơ quan chức năng cần hướng dẫn nông dân tuân thủ các quy định của các nhà nhập khẩu (ví dụ như cắt sát, kiểm tra từng quả để phát hiện sâu trước khi đóng thùng, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu trước khi thu hái…). Phương pháp bảo quản để giữ được quả vải tươi lâu cũng cần được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất, công tác xúc tiến thương mại hướng vào đối tượng người tiêu dùng Úc cần được tiếp tục đẩy mạnh.