TheọcsinhchâuÁtốntrungbìnhUSDmỗinăket qua bong da hom.quao bản công bố số liệu về đào tạo cao hơn ở 13 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới của HSBC, Úc là nước có chi phí cao nhất với mức trung bình gồm học phí đại học và chi phí sinh hoạt là 38.000 USD một năm cho sinh viên quốc tế. Mỹ đứng vị trí thứ hai với tổng chi phí hơn 35.000 USD một năm. Các sinh viên quốc tế ở 8 trường đại học hàng đầu thế giới thuộc nhóm Ivy League có thể phải trả hơn gấp 2/3 với chi phí tổng cộng trung bình hơn 58.000 USD một năm.
Điểm du học đắt thứ 3 trên thế giới là Anh với chi phí tổng cộng hơn 30.000 USD/năm cho các sinh viên. Chi phí cho các sinh viên quốc tế ở Các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore và Hồng Kông đều hơn 20.000 USD – do kết quả về chi phí sinh hoạt cao hơn tại ba thị trường mới nổi hàng đầu này.
Khảo sát cũng cho thấy rằng đa số các sinh viên ở châu Á như Hồng Kông, Singapore và Đài Loan thích các khoá đào tạo nghề. Bảy trong top 10 ngành học đang được đăng ký tham gia là các ngành học đào tạo nghề, so với năm trong số 10 sinh viên ở Mỹ, Anh và Canada nói chung. Kỹ sư được là ngành học hàng đầu ở Singapore và Đài Loan và đứng thứ nhì ở Hồng Kông.
Ông Vineet Vohra - Giám đốc vùng Khối Phát triển Tài sản của ngân hàng HSBC tại châu Á Thái Bình Dương –cho biết: “Đảm bảo nền tảng giáo dục cho con cái là ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh châu Á – những người luôn mong muốn bảo đảm một tương lai tươi sáng cho con. Do mối quan hệ giữa bằng cấp giáo dục và mức thu nhập suốt đời, mong muốn được tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu hơn ngày càng tăng trên khắp thế giới".
Tuy nhiên, chuyên gia của HSBC cũng cho rằng chi phí cho con cái đi du học không phải là một mục tiêu tài chính nhỏ. Trong khi kế hoạch đào tạo có thể dự đoán một cách tương đối, thời gian và quá trình học tập có thể xác định cụ thể thì tổng chi phí vẫn rất khó để kiểm soát./.
Hoàng Yến