【kq tho nhi ky】Nghệ An: Trợ sức cho cơ sở công nghiệp nông thôn
Đầu tư lớn
TheệAn Trợsứcchocơsởcôngnghiệpnôngthôkq tho nhi kyo Sở Công Thương Nghệ An, từ năm 2002-2018, nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác khuyến công tăng theo từng năm. Cụ thể, giai đoạn 2002-2005 là 2 tỷ đồng/năm; năm 2006 là 3 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2007 - 2016 là 4 tỷ đồng/năm; 2 năm 2017 và 2018 là 4,5 tỷ đồng/năm. Cùng đó, Nghệ An cũng đã được chương trình khuyến công quốc gia hỗ trợ nguồn lực khá lớn, khoảng 1,16 tỷ đồng/năm.
Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm |
Từ nguồn vốn trên, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An (trung tâm) đã triển khai các nội dung, trong đó chủ yếu thực hiện các đề án đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, đào tạo nghề, hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho các làng nghề, làng có nghề… Theo đó, đã thúc đẩy đáng kể sản xuất, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm của các cơ sở sản xuất, làng nghề.
Tuy nhiên, theo đại diện Sở Công Thương Nghệ An, trung tâm chưa tổ chức được các chi nhánh khuyến công, mạng lưới khuyến công viên nên công tác xây dựng kế hoạch gặp nhiều khó khăn, một số đề án chưa sát với thực tế. Hồ sơ thủ tục đề nghị hỗ trợ, thanh toán, quyết toán kinh phí mất nhiều thời gian gây tâm lý e ngại cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và thụ hưởng.
Định mức hỗ trợ đề án qua các năm tuy đã được nâng lên nhưng vẫn thấp so với tổng mức đầu tư của doanh nghiệp nên sức hấp dẫn chưa cao. Việc xét phân bổ kinh phí hỗ trợ hàng năm vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai và chưa xây dựng được các đề án điểm, đề án nhóm...
Giải pháp dài hơi
Với những hạn chế trên, việc nâng cao hiệu quả công tác khuyến công là nhiệm vụ trọng yếu được Sở Công Thương Nghệ An đặc biệt quan tâm. Theo đó, Sở sẽ tiếp tục hoàn thiện các văn bản liên quan đến lĩnh vực khuyến công của địa phương, nhất là định mức, mẫu hồ sơ đề án cụ thể và chi tiết tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị thụ hưởng thực hiện.
Xã hội hóa nguồn kinh phí, lồng ghép khuyến công với các chương trình mục tiêu khác nhằm huy động thêm nguồn lực. Xây dựng có trọng tâm, trọng điểm kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công theo chuỗi giá trị tạo động lực cho doanh nghiệp thực hiện liên tục và đồng bộ với các giải pháp phát triển của doanh nghiệp.
Bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước các hoạt động khuyến công đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Bố trí cán bộ chuyên trách về hoạt động khuyến công ổn định, có năng lực bảo đảm thực hiện tốt khâu tham mưu xây dựng kế hoạch, hướng dẫn đơn vị tổ chức thực hiện; phối hợp kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh toán, quyết toán kịp thời, đúng quy định.
Ngoài ra, Sở Công Thương sẽ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn chuyên môn nhằm nâng cao năng lực thực hiện đề án cũng như bảo đảm hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công.
Giai đoạn 2002-2018, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An được phân bổ 70 tỷ đồng, chủ yếu thực hiện các đề án ứng dụng máy móc, thiết bị, qua đó giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn cải thiện năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. |