【câu lạc bộ bóng đá boavista】Trần Vĩnh Thịnh và nỗi niềm “Từ trong vô tận”

Họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh bên những sáng tác “Từ trong vô tận” của chính mình

Nếu như nhiều người yêu tranh từng ấn tượng với họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh với sắc vàng quen thuộc,ầnVĩnhThịnhvànỗiniềmTừtrongvôtậcâu lạc bộ bóng đá boavista ngập tràn trên những bức sơn dầu từng được anh trình làng trước đó, thì lần này là sự đổi chiều, đối lập. Với gần 30 tác phẩm được dày công sáng tác trong thời gian ngắn, họa sĩ sinh năm 1976 từng có những năm tháng phiêu bạt khắp nơi trước khi quay trở về Huế - nơi mình đã ra đi, đưa người xem lạc vào một thế giới khác, riêng biệt.

Thế giới đó được họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh đặt tên ngắn gọn: “Từ trong vô tận”. Đến với hội họa hơn 20 năm, nhưng với triển lãm cá nhân lần này, người họa sĩ gốc miệt biển Thuận An thừa nhận rằng, anh không muốn làm quan trọng vấn đề hội họa thành triết lý nọ kia. Bởi anh nghĩ đơn giản, hội họa là cách chuyển tải và giải phóng những điều muốn nói từ trong mỗi con người vốn vậy.

“Ai cũng có câu chuyện của đời mình, tôi có khởi điểm khá vất vả và phiêu lưu từ nhỏ, và chính những điều đó đã tạo cho tôi những ký ức khó quên nên giờ đây nó như cuốn phim kể lại những đoạn đường mình đã qua. Seri tranh đợt này là những ký ức xa thẳm từ những năm tháng tôi thường hay đi xe đò hay tàu lửa khắp các tỉnh miền Trung, một vùng đất nghèo nhưng phong phú về địa lý và con người, đây đó là sông, là biển, là ruộng đồng nương rẫy, là những vuông ruộng mênh mông xanh thẳm... Nay ngẫm lại thấy những kỷ niệm ấy đẹp làm sao và có lẽ nó theo tôi bay vào một giấc mơ, mà giấc mơ đó bằng màu và toan”, họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh trải lòng.

Với hai màu trắng - đen chủ đạo, những tác phẩm của Thịnh đã đưa người xem lạc vào một thế giới mới lạ. Có những bức bối riêng tư, có những sâu thẳm không cất thành lời, nhưng không bế tắc mà có những khoảng không thong thả, nhẹ nhàng… Họa sĩ Thịnh bảo rằng, để vẽ loạt tranh này, anh chú tâm rất nhiều đến kỹ thuật và ngôn ngữ hơn những việc khác.

“Vì hội họa trừu tượng bản thân nó vốn thường đã ít người xem, cho nên nếu họa sĩ có kỹ thuật hay cũng là một cách xích người xem lại gần hơn với mình. Còn ngôn ngữ là đặc trưng, đặc thù riêng của từng người, cho nên điều đó là phải có, dĩ nhiên cái gì cũng xuất phát từ tâm chứ không thể cố để tạo ra cho bằng  được”, họa sĩ Thịnh nói.

Kết duyên với trừu tượng từ khi dấn thân vào hội họa, người họa sĩ này luôn tìm cho mình một cách làm mới ở mỗi sáng tác để cố gắng không trùng lặp.  Thế nhưng, họa sĩ cũng thừa nhận đó là việc không dễ dàng chút nào. Có đôi khi sự sáng tạo đến một cách bất ngờ và ào ạt như thác nước để rồi anh đã nắm bắt mà tung tẩy, rung động theo cách riêng của mình.

Riêng về loạt tranh “Từ trong vô tận” lần này, nó có ít nhiều sự ảnh hưởng thư pháp phương đông. Anh nói: “Tôi mê thư pháp Đông phương và tập chơi thư pháp, nên chi trong loạt tranh đợt này tôi muốn ứng dụng nó vào trong tranh mình. Khởi điểm cho loạt tranh này đa số đều giống nhau bằng đường cọ màu đen đi xuyên suốt trên mặt tranh, khi nhấn mạnh như muốn đập cọ vào mặt tranh khi buông lỏng tưởng như vu vơ, tôi cảm giác từng nét cọ vu vơ như “Hoàng tử bé” dạo chơi vô tư bất tận”.

“Từ trong vô tận” là triển lãm được họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh tổ chức tại không gian Huyen Art House, 8 Đặng Tất, phường Tân Định, Q.1, TP. Hồ Chí Minh kéo dài từ ngày 10 đến 19/6. Họa sĩ người Huế sẽ đưa đến người xem gần 30 tác phẩm trừu tượng đánh đánh dấu một sự thay đổi trong sự nghiệp sáng tác của mình. Trước đó, họa sĩ Trần Vĩnh Thịnh đã có nhiều triển lãm cá nhân cũng như triển lãm chung với nhóm họa sĩ thân thiết ở nhiều nơi trên khắp đất nước, tất nhiên trong đó có Huế - mảnh đất cho anh rất nhiều cảm hứng, cảm xúc trong hành trình theo đuổi nghệ thuật.

Bài, ảnh: NHẬT MINH