【thứ hạng của brann】Tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển

toàn cảnh

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Đây là nội dung được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển kinh tế và kinh doanh bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa” do Học viện Tài chính tổ chức ngày 11/12,áogỡràocảnđểkinhtếtưnhânViệtNampháttriểthứ hạng của brann tại Hà Nội.

Một số rào cản đối với sự phát triển kinh tế tư nhân

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Bùi Văn Vần - Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp (Học viện Tài chính) cho biết, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% GDP của nền kinh tế Việt Nam và có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số rào cản đối với sự phát triển kinh tế tư nhân.

Theo PGS.TS Bùi Văn Vần, nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật, nghị quyết, nghị định về phát triển kinh tế tư nhân. Tuy vậy, trong quá trình thực thi triển khai các văn bản pháp lý vẫn còn không ít e ngại về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân và DN tư nhân sẽ ảnh hưởng xói mòn đến vai trò của kinh tế Nhà nước và DNNN. Điều này đã dẫn tới sự sai lệch trong việc triển khai xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy kinh tế tư nhân và các DN tư nhân phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Bên cạnh đó, còn có các rào cản liên quan đến khung khổ pháp lý cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Chẳng hạn, việc duy trì Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thống nhất đã tạo thuận lợi cho mọi người có thể tham gia thị trường; tuy nhiên, khung khổ pháp lý hiện tại chưa đồng bộ để điều chỉnh hoạt động trên thị trường, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, điều chỉnh việc rút ra khỏi thị trường thông qua phá sản hay giải thể DN.

thầy vần
PGS.TS Bùi Văn Vần - Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Việt.

Ngoài ra, nhiều rào cản dưới hình thức các “giấy phép con” vẫn còn tồn tại, thậm chí còn có sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước khi ban hành các văn bản về điều kiện kinh doanh không phù hợp với quy định của Luật Đầu tư 2014; các quy định về quản lý và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, gây phiền hà cho hoạt động của các DN.

Điều đáng nói nữa là rào cản do năng lực nội tại và văn hoá DN hạn chế. Các DN tư nhân chủ yếu là DNNVV, nguồn lực tài chính hạn chế, trình độ trang thiết bị và năng lực cạnh tranh thấp; chất lượng nguồn nhân lực không cao, khả năng tiếp cận thông tin thị trường thấp; hoạt động kinh doanh hầu hết mang tính ngắn hạn, không có chiến lược kinh doanh dài hạn...

Giải pháp tháo gỡ

Khuyến nghị giải pháp tháo gỡ rào cản để phát triển kinh tế tư nhân, PGS.TS Bùi Văn Vần cho rằng, hiện nay, kinh tế tư nhân đã chiếm số lượng lớn, giải quyết công ăn việc làm và vốn đầu tư trong xã hội. Vì vậy, cần thiết phải xoá bỏ các rào cản, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân để kinh tế tư nhân thực sự trở thành “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế nước ta. Nếu được khẳng định một cách chính thức sẽ có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế của đất nước.

Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, cần xây dựng cơ sở pháp lý cho việc hình thành, thực hiện, theo dõi, thanh lý, giải quyết tranh chấp các hợp đồng kinh tế và xử lý các vấn đề kinh tế - tài chính khi DN bị giải thể, phá sản theo đúng quy luật thị trường, không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào.

chụp ảnh
Lãnh đạo Học viện Tài chính cùng các diễn giả chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Đức Việt.

Đặc biệt, cần thực sự tạo ra sự chuyển biến trong việc đảm bảo kinh tế tư nhân thực sự bình đẳng trước pháp luật như với các thành phần kinh tế khác. Thực hiện đúng tinh thần “những gì mà pháp luật không cấm thì các DN đều có thể được làm”. Cùng với đó, cần hỗ trợ các DN tư nhân tiếp cận thông tin thị trường, cũng như có cơ chế khuyến khích các DN đầu tư nghiên cứu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, vận dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh và quản trị DN.

Còn theo Ths. Lưu Huyền Trang - Khoa Kinh tế (Học viện Tài chính), cần có một chính sách khẳng định rõ ràng về việc các DN tư nhân trong nước sẽ là trụ cột của nền kinh tế quốc dân và năng lực cạnh tranh quốc gia. Với khu vực DNNN ngày một chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do quá trình cải cách DNNN, rõ ràng là khu vực DN tư nhân cần phải tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn, với năng suất cao hơn nhằm tránh tình trạng nền kinh tế sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực hộ kinh doanh có mức năng suất thấp hơn.

Ngoài ra, chính sách phát triển DN cần ưu tiên vào việc nâng cao năng lực của DN tư nhân trong việc ứng dụng và nâng cao trình độ công nghệ. Công nghệ có thể được chuyển giao từ nước ngoài hoặc từ khu vực DN FDI./.

Đức Việt