Óc động vật được nhiều người mua và sử dụng như một món ăn để tẩm bổ
Óc động vật: hàng hiếm?ĂnócđộngvậtTẩmbổhaythêmbệtop ghi bàn bóng đá ý
Mẹ chồng ốm, đau đầu triền miên, nghe hàng xóm mách ăn óc chữa đau đầu, ngày nào chị Hạnh (Long Biên, HN) cũng mua óc heo về hầm lá ngải cứu hoặc thuốc bắc cho mẹ chồng để bồi bổ sức khỏe vừa chữa bệnh đau đầu.
Nhưng theo chị Hạnh, để mua được óc heo cần phải đặt trước những người bán thịt lợn ngoài chợ hoặc phải ra chợ thật sớm thì mới có “hàng” để mua.
“Tôi phải đặt hàng với một phản thịt ngoài chợ, để nếu họ không có thì lấy của bạn hàng khác cho chứ món ăn này bổ dưỡng, các nhà hàng, quán ăn họ hay nhập về làm hàng để bán, mình mua lẻ rất khó mua. Món óc lợn này tốt cho cả người già lẫn trẻ nhỏ nên ngày nào tôi cũng đặt mua hầm ngải cứu cho mẹ chồng ăn và hấp cách thủy cho đứa con nhỏ 2 tuổi ăn”, chị Hạnh tâm sự.
Theo khảo sát của PV tại một vài chợ trên địa bàn Hà Nội: Nghĩa Tân, Ngã Tư Sở, Long Biên,... khi hỏi mua óc các loại động vật, người bán hàng nào cũng nói “Muốn mua phải đặt trước thì mới có hàng”.
Và có lẽ vì đây là hàng “hiếm” (mỗi con vật chỉ có một bộ óc nhỏ xíu- theo lời người bán hàng) nên người mua chỉ cần có hàng chứ ít ai quan tâm đến nguồn gốc các loại óc mà mình đặt mua: Óc này có phải từ động vật khỏe hay động vật ốm, bị bệnh mà chết?
Cẩn thận mang bệnh
Ăn liên tục mấy ngày như vậy, mẹ chồng chị Hạnh thấy cơn đau đầu dữ dội hơn và ngày càng đuối sức.
Mẹ chồng chị đột quỵ phải đưa đến viện đi cấp cứu, bác sĩ cho biết bà bị huyết áp tăng cao, viêm tụy cấp. Bác sĩ giải thích, cũng may bệnh nhân mới ăn óc trong thời gian ngắn và đã đưa đến viện kịp thời, nếu ăn kéo dài có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhiễm mỡ nội tạng, thậm chí có thể mất mạng vì bà vốn có tiền sử của bệnh cao huyết áp.
Theo các bác sĩ, óc động vật nói riêng và các bộ phận nội tạng của động vật nói chung có nhiều nguy cơ không an toàn cho người sử dụng bởi vì nó giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ bị nhiểm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng... phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển, lưu thông và chế biến không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Đặc biệt, các loại óc động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò "bệnh bò điên" (bovine spongiform encephalopathy). Ngay cả khi các loại óc là của động vật khỏe mạnh thì nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ đối với người ăn.
Chuyên gia dinh dưỡng, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hầu hết não động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, ăn thường xuyên sẽ làm xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ngoài cho người già, người ốm, óc lợn được nhiều người tin là “thuốc tăng cường trí thông minh” cho trẻ, vì vậy họ các bà mẹ hay mua về hầm, chưng... cho con ăn. Nhiều bà mẹ bắt con mỗi ngày ăn óc lợn để được thông minh là không có bằng chứng về mặt khoa học.
Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.
Theo bác sĩ Ngô Thị Phi Yến (Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM), óc lợn là một thực phẩm giàu chất béo nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng lại không cân đối lắm. So với thịt cá, nó chứa lượng đạm thấp, nghèo sắt và ít vitamin. Vì vậy, nếu cho trẻ ăn nhiều và đơn thuần trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị béo phì, không tốt cho sức khỏe chứ không phải là thuốc tăng cường trí thông minh như nhiều người nghĩ.
Bác sĩ Phi Yến cho biết, khác với suy nghĩ của nhiều người, óc lợn không hẳn tốt cho trí não của trẻ mà ngược lại còn có thể gây hại, nếu trẻ ăn quá nhiều và thường xuyên. Vì chứa ít chất sắt nên nếu trẻ chỉ ăn đơn thuần óc heo trong thời gian dài sẽ dễ bị thiếu máu, thiếu sắt. Tương tự, óc lợn không có chứa vitamin A nên nếu không kết hợp với thực phẩm khác thì trẻ rất dễ bị nhiễm trùng và chậm tăng trưởng...
Duyên Anh
Mỡ động vật vẫn cần cho trẻ nhỏ