【bxh ngoai hang trung quoc】Phát triển doanh nghiệp: Nên ươm mầm và hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp

12

Đóng gói sản phẩm nước mắm tại Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định,áttriểndoanhnghiệpNênươmmầmvàhỗtrợtinhthầnkhởinghiệbxh ngoai hang trung quoc tỉnh Nam Định.

TS. Abel Alonso, giảng viên cao cấp ngành Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT cho biết như vậy khi bàn về mục tiêu có từ 1,3 đến 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2025 mới được đưa ra.

PV: Ông có bình luận gì về sức sống của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam hiện nay?

TS. Abel Alonso:So với nhiều quốc gia khác đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì tình trạng phong tỏa kéo dài do dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã chống chọi đại dịch khá tốt nhờ các nỗ lực ứng phó nhanh chóng và hiệu quả từ sự phối hợp giữa ba bên, gồm Chính phủ, DN và người dân.

pv12

TS. Abel Alonso

Tuy nhiên, nếu nhìn vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng hay các ngành nghề khác phụ thuộc nhiều vào du khách thì có thể thấy rõ tác động mạnh mẽ của Covid-19. Hiệu ứng domino từ cuộc khủng hoảng, tính chất dai dẳng của đại dịch đang đe dọa sự tồn tại lâu bền của nhiều DN. Làm thế nào để phục hồi sau cuộc khủng hoảng chưa từng có và xây dựng một thế hệ tương lai có năng lực kinh doanh là những câu hỏi mà hầu hết các DN tại Việt Nam và trên thế giới đang cố gắng tìm câu trả lời.

PV: Mới đây, một nghị quyết mới về phát triển DN giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)chủ trì xây dựng. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu có 1,3 đến 1,5 triệu DN vào năm 2025, trong đó có 15 đến 20 DN tư nhân có vốn hóa đạt trên 1 tỷ USD. Với thực tiễn bức tranh hoạt động của các DN Việt thời gian qua, ông có cho rằng, mục tiêu này là hoàn toàn có khả năng?

TS. Abel Alonso:Tôi cho rằng, việc đặt ra mục tiêu dựa trên số lượng có thể không phải là hướng đi khả thi, đặc biệt khi hàng triệu DN trên thế giới đang chật vật để tiếp tục tồn tại. Rõ ràng tăng trưởng là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là tăng trưởng phải bền vững.

Các DN có mối quan hệ phụ thuộc với các đối tác trong chuỗi cung ứng và các chủ nợ bên ngoài. Do vậy, nếu một DN vỡ nợ thì có thể gây áp lực rất lớn lên các DN và tổ chức khác. Nguy cơ này đặc biệt dễ gặp vào quý III hàng năm, khi các ngân hàng đánh giá lại và thu hồi các khoản cho vay đối với các DN vừa và nhỏ. Đây là những DN phụ thuộc nhiều vào dòng tiền vì năng lực tài chính eo hẹp, khác với các công ty đa quốc gia hay các công ty lớn của Việt Nam. Do đó, chúng ta nên chọn cách tiếp cận bền vững và mang tính chiến lược hơn. Nên ươm mầm và hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp, bao gồm các sáng kiến và phương pháp cải tiến cách thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Mục tiêu chính là trang bị cho các công ty mới khởi nghiệp đầy đủ hành trang để vượt qua những thách thức ban đầu và xây dựng khả năng phục hồi cho bản thân.

Theo tôi, thay vì đặt ra các con số mục tiêu thì chúng ta nên xây dựng sự tự tin cho DN dựa trên năng lực tăng trưởng và khả năng tự phục hồi, cũng như hiểu biết cặn kẽ về cách tiếp cận, chiến lược và hiệu quả hoạt động của DN.

PV: Vậy theo ông, chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ phải tập trung vào điều gì để có thể hỗ trợ sự tự tin cũng như năng lực tự phục hồi, tăng trưởng của DN?

TS. Abel Alonso:Rất khó để đưa ra các chính sách mà không cần đến các khoản đầu tư khổng lồ, nhưng một chính sách có thể thực thi là cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính dưới hình thức lãi suất tín dụng thấp và xây dựng một mạng lưới an toàn cho phép các DN tồn tại qua giai đoạn khủng hoảng kéo dài này. Mối quan tâm thường trực của các doanh nhân trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn là làm thế nào để có thể tồn tại qua ngày. Vì vậy, họ có thể sẽ không đón nhận các chính sách trung hạn hoặc dài hạn. DN cần các biện pháp cứu trợ ngay lập tức và các ưu đãi ngắn hạn hòng có đủ lượng tiền mặt để tồn tại trong 6 - 12 tháng tiếp theo. Tiếp đến, họ cần những chính sách kích thích các hoạt động kinh doanh hiện có hoặc các hoạt động thay thế.

Một chính sách khả thi khác là tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Chính phủ, DN và ngành giáo dục. Chính phủ và các tổ chức giáo dục có thể phối hợp tiếp cận cộng đồng DN dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như các khóa đào tạo, hội thảo và các phương thức khác nhằm trau dồi kiến thức và kỹ năng.

Chính phủ cũng nên có cách tiếp cận tổng thể khi đưa ra các gói kích cầu hướng tới người tiêu dùng để khuyến khích chi tiêu và phục hồi nền kinh tế. Biện pháp này có thể mang lại niềm tin lớn hơn cho cả DN cũng như người tiêu dùng.

Mặc dù những cách thức trên đã được áp dụng trong các cuộc khủng hoảng trước đây và trong các bối cảnh địa lý và văn hóa khác nhau, đối với cuộc khủng hoảng chưa từng có như hiện nay, các chính phủ không thể đầu tư quá lớn mà cuối cùng lại không đạt hiệu quả. Thay vào đó, họ có thể cân nhắc thêm những cách thức mang lại tác động lâu dài lên DN.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hỗ trợ cũng cần giám sát chặt chẽ, hiệu quả

“Kinh nghiệm trong quá khứ và nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính (chẳng hạn thông qua các ưu đãi hay giảm lãi suất tín dụng xuống mức thấp) cũng có thể phản tác dụng trong một số trường hợp. Do đó, cần phải giám sát kết quả thực hiện các chính sách ngay từ đầu và tránh các nguy cơ dẫn đến thất bại, chẳng hạn như sử dụng tiền sai mục đích”, TS. Abel Alonso nhận định.

Thảo Miên (thực hiện)