【ban xep hang fifa】Tất bật thu hoạch lúa Thu đông

Tất bật thu hoạch lúa Thu đông.MP3

Trước tình hình mưa dầm,ấtbậtthuhoạchlaThuđban xep hang fifa thủy triều dâng cao trong nhiều ngày qua nên nông dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật thu hoạch lúa Thu đông nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất và tranh thủ bán lúa với giá cao.

Nhiều diện tích lúa Thu đông đang trong giai đoạn thu hoạch trên địa bàn tỉnh bị đổ ngã, ngập nước, từ đó gây khó khăn cho máy cắt và giảm năng suất. 

Cắt lúa chạy mưa, lũ

Những ngày này, đi dọc theo tuyến Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần Thơ), đoạn đi qua địa bàn huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc máy cắt đang tất bật thu hoạch trên nhiều cánh đồng lúa Thu đông của bà con đã chín vàng trĩu hạt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa dầm kèm theo giông lốc đã làm không ít diện tích lúa bị đổ ngã, đồng thời có nhiều mảnh ruộng bị ngập nước tương đối sâu do thủy triều dâng cao trong những ngày qua; từ đó làm cho việc thu hoạch gặp khó khăn và đây cũng là một phần nguyên nhân làm cho năng suất lúa của bà con không được như kỳ vọng.

Đứng trên bờ ruộng nhìn máy cắt đang thu hoạch hơn 1ha lúa Thu đông (giống lúa Đài Thơm 8) của gia đình, ông Nguyễn Văn Xuân, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thông tin: “Do mưa dầm trong nhiều ngày qua nên lúa bị sập khá nhiều. Dù khu vực này có đê bao khép kín nhưng do mưa dầm kết hợp với thủy triều dâng cao nên những chỗ trũng, nước ngập lên cây lúa khá cao, riêng những chỗ có lúa bị sập thì nhiều bông đã nằm trong nước. Nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất nên tranh thủ khi có thời tiết thuận lợi, bà con nông dân liền khẩn trương cắt lúa để chạy mưa, lũ”.

Qua ghi nhận tại nhiều cánh đồng đang thu hoạch lúa Thu đông cặp tuyến đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, hiện năng suất lúa dao động từ 500-700kg/công (một công 1.300m2), giảm bình quân từ 100-200kg/công so với nhận định của nông dân trước khi cắt lúa. Nguyên nhân được bà con cho là do lúa bị đổ ngã khi cận ngày thu hoạch vì mưa dầm kèm theo giông lốc, đồng thời cũng do nước lũ dâng cao gây ngập ở những nơi có lúa bị đổ ngã, máy cắt chỉ thu hoạch được phần bông nằm trên mặt nước, còn bông lúa nằm trong nước thì coi như bỏ lại.

Cách ruộng ông Xuân không xa, ông Trần Văn Mãi, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, vừa thu hoạch xong 7 công lúa Thu đông (giống lúa Đài Thơm 8), cho hay: “Sau khi thu hoạch thì năng suất lúa của gia đình tôi đạt khoảng 650kg/công và đây cũng là mức năng suất phổ biến của bà con ở cánh đồng này. Tuy năng suất không được như kỳ vọng nhưng bù lại giá bán lúa ở mức từ 7.600-7.800 đồng/kg (tùy giống) nên sau khi trừ chi phí, gia đình tôi vẫn kiếm được nguồn lợi nhuận tương đối sau 3 tháng tích cực chăm sóc lúa”.

Theo chia sẻ của nông dân, hiện thương lái cân lúa tươi tại ruộng với giống lúa Đài Thơm 8 ở mức từ 7.700-7.900 đồng/kg, còn giống lúa OM 5451 dao động từ 7.200-7.300 đồng/kg và giống lúa OM 18 từ 7.500-7.600 đồng/kg. Như vậy, với năng suất lúa đạt từ 600kg/công trở lên thì với giá bán như trên, bà con nông dân có thể kiếm được nguồn lợi nhuận khoảng 20-25 triệu đồng/ha.

Triều cường tiếp tục dâng cao trên nội đồng

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, trong 3 ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và mưa to, trong đó lượng mưa trung bình toàn tỉnh dao động từ 35mm đến 60mm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của triều cường biển Đông nên trong 3 ngày qua, mực nước trên sông Hậu (đoạn Hậu Giang - Cần Thơ) thường lên nhanh ở mức cao.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, khu vực ảnh hưởng triều biển Đông, triều cường (rằm tháng 9 âm lịch) kết hợp với mực nước cao trên sông Hậu và mưa lớn tại chỗ nên đỉnh triều cường trong tỉnh (đợt 2) của tháng 10 này sẽ diễn ra từ ngày 17 đến ngày 20 và xuống chậm trong 3 ngày tiếp theo. Mực nước cao nhất tại Trạm thủy văn Phụng Hiệp từ 1,70m đến 1,75m trên báo động (BĐ) III từ 0,30m-0,35m, cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,18m-0,35m và cao hơn cùng kỳ từ 0,05m-0,12m. Mực nước trên gây ngập, lụt trên diện rộng tại các địa phương như: huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp với thời gian kéo dài từ 4 đến 6 ngày. Thời gian đỉnh triều trong ngày; buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, buổi chiều từ 16 giờ 30 phút đến 20 giờ 30 phút.    

Còn khu vực ảnh hưởng triều biển Tây trên sông Xà No và mực nước nội đồng sẽ tiếp tục lên nhanh và ở mức cao từ ngày 19 đến ngày 23-10, sau đó ít biến đổi trong 3 ngày tiếp theo. Cụ thể, tại Trạm thủy văn Vị Thanh từ 0,90m-0,95m trên BĐ III từ 0,15m-0,20m, cao hơn TBNN từ 0,10m-0,15m. Mực nước trên gây ngập lụt trên diện rộng các địa phương như: huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp với thời gian ngập lụt kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, chia sẻ: Trước dự báo trên nên mực nước trên các sông, kênh, rạch và nội đồng tại Hậu Giang trong những ngày tới sẽ ở mức cao và khả năng đạt trên BĐ III từ 0,15m - 0,35m; qua đây sẽ gây ngập lụt sâu trên diện rộng tại các vùng trũng, thấp, vùng thoát nước kém, vùng ngoài đê bao, với thời gian kéo dài từ 4-7 ngày, từ đó ảnh hưởng tới sinh hoạt, sản xuất và giao thông, nhất là tại các vùng lúa Thu đông chưa thu hoạch. Do đó, ngành chức năng và người dân tại các địa phương trong tỉnh cần có giải pháp chủ động ứng phó hiệu quả.

Qua rà soát của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được hơn 19.000ha trong tổng số 27.740ha lúa Thu đông đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 5,53 tấn/ha; riêng huyện Châu Thành A đã cơ bản thu hoạch dứt điểm với diện tích 6.005ha. Trong tổng số diện tích lúa Thu đông chưa cắt thì hiện có khoảng 6.900ha ở giai đoạn trổ chín, còn lại là giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Những ngày qua, do thủy triều dâng cao nên tại một số cánh đồng vùng trũng, thấp, nước lũ gây ngập lên cao thân lúa, có nơi nước ngập gần tới bông lúa.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, cho biết: Với dự báo về tình hình triều cường từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đề nghị ngành chức năng các địa phương trong tỉnh cần chủ động phương án phòng chống ngập úng, vận hành hệ thống cống, trạm bơm tiêu thoát nước, nhất là khu dân cư tập trung, vùng sản xuất cây ăn trái, vùng nuôi trồng thủy sản; đặc biệt là vận động người dân thu hoạch các diện tích lúa Thu đông đã đến ngày cắt nhằm hạn chế thiệt hại về năng suất. Bên cạnh đó là đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, đê bao, bờ bao, trạm bơm... nhằm chủ động thoát lũ, chống ngập giảm thiệt hại thấp nhất cho người dân. 

HỮU PHƯỚC