【kqbdd】Sẽ có thêm những ngân hàng vào nhóm yếu kém?

noxaugiatang

Đến cuối tháng 7/2013,ẽcóthêmnhữngngânhàngvàonhómyếukékqbdd theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu của toàn hệ thống là 138,98 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,58% tổng dư nợ (tăng trở lại sau khi đã giảm từ 4,67% xuống 4,46% qua tháng 5 và 6/2013).

Ngày 16/9, Ngân hàng Nhà nước có tài liệu gửi các cơ quan báo chí về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 8 tháng đầu năm 2013. Cùng với tình hình nợ xấu, khả năng xác định thêm ngân hàng yếu kém là điểm đáng chú ý trong tài liệu này.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đầu năm 2012 đã xác định được 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém để tập trung chỉ đạo xử lý. Sau khi phê duyệt và chỉ đạo triển khai phương án cơ cấu của 5/9 ngân hàng thươg mại cổ phần yếu kém trong năm 2012 (3 ngân hàng hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 1 ngân hàng tự cơ cấu lại), trong 8 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến và phê duyệt thêm phương án cơ cấu của 3/4 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém còn lại, trong đó 1 ngân hàng sẽ được hợp nhất với tổ chức tín dụng khác và 2 ngân hàng tự cơ cấu lại.

Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các cấp chính quyền thường xuyên giám sát và chỉ đạo sát sao việc thực hiện phương án cơ cấu lại của cả 8/9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém nói trên.

“Đến nay, tiền gửi và tài sản của nhân dân tại các ngân hàng này đều được bảo đảm an toàn, huy động vốn từ dân cư tăng khá, nợ xấu tích cực được xử lý và thu hối, các sai phạm đang được từng bước khắc phục, tình hình hoạt động dần được cải thiện so với thời điểm bắt đầu thực hiện cơ cấu lại”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Đối với 1 ngân hàng yếu kém còn lại, Ngân hàng Nhà nước đang xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án tự củng cố, chấn chỉnh trên cơ sở có sự tham gia vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài. Nếu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án này thì đây sẽ là ngân hàng đầu tiên có nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu. Hiện thông tin về tổ chức tín dụng nước ngoài, mức độ tham gia (tỷ lệ sở hữa qua đầu tư) trong phương án trên chưa được công bố.

Ngoài ra, tài liệu trên còn cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đánh giá và xác định thêm một số tổ chức tín dụng yếu kém và yêu cầu các tổ chức tín dụng này xây dựng phương án cơ cấu lại trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để đảm bảo xử lý dứt điểm, căn bản các tổ chức tín dụng yếu kém trong năm 2013.

Với thông tin trên, nhiều khả năng con số 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém xác định từ đầu năm 2012 chưa phải là cuối cùng.

Cùng với kết quả tái cơ cấu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước cũng công bố một số thông tin đáng chú ý về tình hình nợ xấu và việc xử lý thời gian qua. Nguyên tắc xử lý nợ xấu được cơ quan này nhấn mạnh “là huy động mọi nguồn lực trong xã hội và hạn chế sử dụng vốn ngân sách để xử lý”.

Theo Ngân hàng Nhà nước tự đánh giá, nhờ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ các giải pháp xử lý nợ xấu nên tốc độ gia tăng nợ xấu đã giảm dần. Đến cuối tháng 7/2013, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tổng nợ xấu của toàn hệ thống là 138,98 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,58% tổng dư nợ (tăng trở lại sau khi đã giảm từ 4,67% xuống 4,46% qua tháng 5 và 6/2013).

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu qua kênh giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, phản ánh sát thực hơn và cao hơn nhiều so với con số trên theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, từ đầu năm đến nay vẫn chưa được công bố.

Về kết quả xử lý cụ thể, tổng nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013 của toàn hệ thống là 86,3 nghìn tỷ đồng (năm 2012 là 69,2 nghìn tỷ đồng và 7 tháng đầu năm 2013 là 17,1 nghìn tỷ đồng). Tổng số dư dự phòng còn lại đến cuối tháng 7/2013 là 75,05 nghìn tỷ đồng, tăng 10,85 nghìn tỷ đồng so cuối năm 2012./.

Cẩm Thơ