【bóng đá lu 4 .com】Yêu cầu rà soát việc lợi dụng cấp phép nhập khẩu phế liệu

yeu cau ra soat viec loi dung cap phep nhap khau phe lieu

Phế liệu được nhập về tại các cảng. Ảnh: Thu Hòa.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết,êucầuràsoátviệclợidụngcấpphépnhậpkhẩuphếliệbóng đá lu 4 .com sau khi có thông tin trên báo chí về việc có số lượng lớn với gần 6.000 container phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam hiện đang tồn đọng, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo với Thủ tướng về tình hình liên quan đến nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam. Ngày 25/7/2018, Thủ tướng cũng chủ trì hội nghị thường trực Chính phủ nghe các bộ báo cáo vấn đề này.

Theo Bộ trưởng, các hoạt động nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam mục đích làm nguyên liệu sản xuất. Việc cấp tạm nhập, tái xuất phế liệu là thẩm quyền của Bộ Công Thương, nhưng trong quá trình rà soát lại thì Bộ Công Thương không cấp phép tạm nhập, tái xuất phế liệu mà là thẩm quyền Bộ Tài nguyên và Môi trường.

“Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, rất nhiều container do doanh nghiệp có nhu cầu nhập về sản xuất giấy, thép là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại, cơ quan Hải quan báo cáo không phải tất cả container có chủ, có nhiều lô hàng vô chủ. Ngay cả vấn đề giám định thư, giấy phép nhập khẩu, vấn đề chủ lô hàng, vấn đề quy chuẩn, tiêu chuẩn đưa ra để đánh giá như thế nào là lô hàng phế liệu thì Bộ Tài nguyên và Môi trường không công bố, mà mới chỉ có một văn bản hướng dẫn. Do đó, cần phải xem xét lại quản lý nhà nước ở lĩnh vực này”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thông tin, Thủ tướng đã có kết luận giao Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Bộ Công an, TP.HCM, TP.Hải Phòng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh có liên quan đến cảng biển, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức thanh tra toàn bộ kết quả liên quan đến các lô hàng container nhập khẩu vào Việt Nam. Từ đó, đánh giá chính xác để báo cáo Chính phủ và có phương án giải quyết, xử lý vấn đề này.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo xem xét, rà soát kỹ, đặc biệt là rà soát xem có việc “lợi dụng cấp phép, lợi dụng danh nghĩa công ty để nhập khẩu, có sự mua bán, thương mại hóa trong vấn đề này hay không”.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thanh tra toàn diện công tác cấp phép nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua, xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan, thu hồi giấy phép của các doanh nghiệp nếu phát hiện sai phạm.

Đồng thời, yêu cầu Bộ này rà soát lại toàn bộ giấy phép nhập khẩu phế liệu còn hạn ngạch. Trong thời gian tới không cấp mới giấy phép nhập khẩu phế liệu đối với hoạt động ủy thác nhập khẩu; chỉ xem xét cấp mới giấy phép nhập khẩu phế liệu cho doanh nghiệp khi chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất.

Khẳng định đây là vấn đề rất được Thủ tướng và Thường trực Chính phủ quan tâm, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng cũng giao cho Bộ Công an tiến hành xem xét điều tra, xem xét tổng thể vấn đề này và báo cáo Thủ tướng để đảm bảo khách quan.