【kết quả trận augsburg】6 tác động lớn của TPP tới Việt Nam

6 tac dong lon cua tpp toi viet nam

Với những ưu đãi gia nhập TPP,ácđộnglớncủaTPPtớiViệkết quả trận augsburg các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Ảnh: TRẦN VIỆT

Theo đó, TPP có tác động vô cùng lớn đến kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, tới từng DN và người tiêu dùng. “TPP được đàm phán rất nhanh, chỉ còn một số vướng mắc nhỏ sự tác động đến nhiều lĩnh vực mới như: Viễn thông, mua sắm Chính phủ, nhập cảnh... Nếu không chuẩn bị kĩ những lợi thế và bất lợi của TPP sẽ đan xen vào nhau dẫn đến những mất kiểm soát”, ông Thành nói.

Dẫn chứng từ bài học gia nhập WTO, theo ông Thành, XK và đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn ồ ạt đổ vào Việt Nam đi kèm với chính sách tiền tệ thiếu kinh nghiệm (chính sách quản lý neo tỷ giá với độ mở cao hơn) đã góp phần thổi phồng bong bóng bất động sản và khiến lạm phát hai chữ số trở lại vào năm 2008. Sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào NK và đầu tư nước ngoài, các ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế thế giới và những yếu kém nội tại kéo dài trong giai đoạn hậu WTO đã “gióng lên” hồi chuông cảnh báo Việt Nam không nên quá tự mãn với việc ký kết những hiệp định thương mại tự do (FTA) đầy hứa hẹn như TPP, hay ở mức độ thấp hơn như AEC. “Để tận dụng tối đa những cơ hội cũng như vượt qua được những thử thách hội nhập, giúp Việt Nam thực sự hòa nhập với thế giới, Việt Nam cần tiếp tục tiến hành những thay đổi nền tảng về cấu trúc kinh tế, thể chế và chính sách quản lý”, vị Viện trưởng VEPR khẳng định.

Báo cáo của VEPR đã chỉ ra 6 tác động lớn nhất của TPP vào nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, NK gia tăng trong khi XK có xu hướng giảm, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ pháp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thuế so sánh nhằm tăng năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước và đẩy mạnh XK. Với những ngành sẽ được lợi sau khi TPP có hiệu lực như: Dệt may, thủy sản, nông sản… cần chủ động với các nhân tố lao động, vốn, đất đai và các tài nguyên khác. Với các ngành kém được lợi thế sau TPP như chăn nuôi, cần tái cơ cấu để tăng năng suất, hiệu quả hơn.

Thứ hai, khi TPP được thực thi, các dòng thuế quan sẽ giảm dần về 0% khiến cho doanh thu về thuế giảm. Điều này ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, khiến cho Chính phủ có thể tìm cách bù đắp nguồn thâm hụt này bằng các nguồn lực khác như tăng các loại thuế khác, tăng vay nợ hoặc cắt giảm chi tiêu thường xuyên, trợ cấp hoặc đầu tư công nhằm giữ ổn định ngân sách. Tuy nhiên, một số chính sách đó có thể cản trở nỗ lực hồi phục nền kinh tế, tăng khả năng xảy ra bất ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, tùy từng giai đoạn và mục tiêu chính sách, các biện pháp cân bằng cán cân ngân sách này phải được cân nhắc để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ môvà khuyến khích được sản xuất và tiêu dùng.

Thứ ba, việc tham gia TPP không chỉ đòi hỏi các nước tham gia cắt giảm các hàng rào thuế quan mà còn đòi hỏi cắt giảm những hàng rào phi thuế quan như các chi phí vận chuyển, thủ tục chờ đợi NK… Do đó, việc thực hiện theo các cam kết trong TPP đòi hỏi những thay đổi về chính sách và pháp luật trong nước.

Thứ tư, nghiên cứu của VEPR khẳng định sự cấp thiết phải tiến hành cải cách thể chế, tự do hóa thị trường các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, đất đai. Theo ông Thành, hội nhập mà không đi liền với những cải cách này thì không những sẽ khiến Việt Nam khó tận dụng được những cơ hội tốt mà còn có thể dẫn đến suy giảm, ví dụ trong kim ngạch XK, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Không sớm thì muộn, Việt Nam sẽ không còn khả năng duy trì lợi thế về lao động giá rẻ khi mà nhu cầu về lao động có kỹ năng tăng lên và không thể duy trì được tăng trưởng kinh tế trong nước giống như trường hợp của Trung Quốc hiện nay.

Thứ năm, các nước sẽ có xu hướng áp dụng các hàng rào kỹ thuật thay thế để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa của mình. Trong khi đó, trình độ và công nghệ liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn rất hạn chế nên biện pháp này chưa được Việt Nam áp dụng.

Thứ sáu, với những ưu đãi khi gia nhập TPP, đầu tư của Việt Nam sẽ tăng mạnh với sự gia tăng của các dòng thương mại, các nước trong khối sẽ tăng cường đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI.