Trong những ngày gần đây,ểmkhiăncáởnguồnnướcônhiễkết quả trận hannover thông tin về việc ăn cá sống ở nguồn nước các kênh, rạch ô nhiễm sẽ khiến sinh nhiều bệnh mãn tính khiến dư luận không khỏi hoang mang. Nhiều ý cho rằng, với lượng cá rất lớn đang được bày bán ngoài chợ hiện nay, rất khó để phát hiện đây là cá được bắt lên từ kênh rạch bị ô nhiễm.
“Đi chợ thấy con nào tươi ngon thì tôi mua, chứ không thể biết cá đó nuôi ở đâu, nuôi bằng gì có độc tố hay không, cái này các cơ quan chức năng phải kiểm soát”, bác Hoa (Dịch vọng hậu – Cầu giấy – Hà Nội) chia sẻ.
Thậm chí với những những bán hàng tại các điểm chợ lẻ, chợ cóc cũng không biết nguồn gốc cá đó được lấy từ đâu. “Chúng tôi đi lấy hàng từ 4,5 giờ sáng, lúc đó các ô tô ở ngoại thành chở về chợ đầu mối, chứ chúng tôi không thể đến tận ao hay trang trại mua được”, một người bán cá ở chợ Đồng Xa tiết lộ.
Khi hỏi về việc: Liệu có cá ở các ào làng, kênh rạch bán ở chợ không? Thì chủ vựa cá này thẳng thắn chia sẻ là có, tuy nhiên số lượng không nhiều. “Đa phần cá ở các ao tù (ao làng, ao đình) hay ở các kênh rạch một năm học chỉ vét 1 đến 2 lần nên số lượng không nhiều. Đa phần các loại cá đó là rô phi, chép nhỡ và mè lai”, chủ hàng cá chia sẻ.
Trước những thông tin từ người tiêu dùng và thực tế bán hàng tại các chợ, các chuyên gia khuyến cáo không nên ham rẻ mua những loại cá ở các kênh, rạch, sông hoặc ao tù có nguồn nước ô nhiễm.
Theo các chuyên gia, việc phân biệt loại cá này không hề khó, đối với cá ở các kênh rạch do nguồn nước ô nhiễm nên cá sẽ không béo như cá nuôi ở các trang trại. Hơn nữa, đa phần các loại cá đó là rô phi một lứa, hoặc chép lai được thả ra trong các dịp ông Công, ông Táo nên trọng lượng cá sẽ không lớn.
Ngoài ra, còn có một số loại các khác được thả ra để làm sạch môi trường nước. Thông thường đó là những nơi công cộng nên thường được các “cần thủ” câu hàng ngày. Bởi vậy, số lượng cá bị thương tại những kênh, hồ khá lớn. Bởi vậy khi mua cá, nếu thấy cá có hiện tượng đứt môi, lồi mắt hoặc bị thương thì nên tránh xa.
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, GS TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường cho biết, người dân không nên sử dụng cá được đánh bắt trực tiếp trên các dòng kênh. Bởi vì theo ông Phước, ngoài yếu tố kim loại nặng thì ẩn họa về một số loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh có thể hiện diện trong các loài cá, đặc biệt các dư lượng về hóa chất khác có thể tích tụ trong cá.
Cũng liên quan đến vấn đề này, BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM cho biết, nếu cá sống trong môi trường nước ô nhiễm sẽ bị nhiễm kim loại nặng, vi trùng và kí sinh trùng. Kim loại nặng ở kênh rạch bẩn thì nhiều nhất là chì, cadimi, niken, thủy ngân.
Cá ăn thức ăn, sau đó chuyển hóa vào cơ thể, kim loại nặng nằm trong thịt con cá. Khi ăn cá này vô hình trung chúng ta đã ăn những kim loại nặng nêu trên. Nó có thể phá hủy tế bào máu, tế bào non trong tủy gây suy gan, suy thận, gây tổn thương dạng viêm ở đường tiêu hóa, loãng xương, tổn thương các tế bào máu. Hậu quả lâu dài là suy các cơ quan, làm biến đổi các tế bào của các cơ quan, khơi nguồn phát sinh ung thư.
Bảo Anh
Đài Loan khẳng định gạo xuất Mỹ không nhiễm chì