Giá xăng tăng nhiều hơn giảm
Như vậy trong kỳ điều hành gần nhất,ăngliêntụctăngkhôngchủquantrongđiềuhànhgiátrức tiếp bóng đá hôm nay giá bán lẻ xăng dầu tăng và đứng ở mức cao. Cơ quan quản lý quyết định tăng 510 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92, lên mức 22.010 đồng/lít; tăng 550 đồng/lít đối với xăng RON 95, lên 23.010 đồng/lít.
Giá xăng liên tục tăng trong 3 kỳ điều hành gần đây. |
Tương tự, giá dầu diesel tăng 320 đồng/lít, lên 20.680 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 260 đồng/lít, lên 20.610 đồng/lít. Dầu mazut cũng tăng 220 đồng/kg, lên 17.440 đồng/kg.
Như vậy, giá xăng trong nước đã có phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Nếu tính từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 15 lần, giảm 11 lần. Dầu có 14 lần tăng, 12 lần giảm.
Lý giải về nguyên nhân giảm giá, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Cụ thể, căng thẳng tại khu vực Trung Đông có dấu hiệu gia tăng, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, Ukraine cũng tiếp tục tấn công vào kho chứa dầu của Nga.
Tăng trưởng ở mức 5,5 - 6,5% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,2 - 3,5% Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Trọng Thịnh, năm 2024, nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát của các nền kinh tế lớn vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 5,5 - 6,5% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,2 - 3,5%. |
Liên Bộ Tài chính, Công thương đánh giá rằng, các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có xu hướng tăng.
Theo báo cáo của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, do ảnh hưởng của biến động trên thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước cơ bản có xu hướng tăng trong 4 tháng đầu năm sau đó giảm trở lại từ cuối tháng 4 cho đến nay về mức giá gần tương đương so với đầu năm.
So với đầu năm 2024 (kỳ điều chỉnh ngày 4/1/2024 và kỳ điều chỉnh ngày 6/6/2024 - tính đến thời điểm báo cáo), giá tối đa mặt hàng xăng tăng từ 61 - 135 đồng/lít đến 2.999, tương đương tăng từ 0,28% đến 0,64%; dầu diesel tăng 154 đồng/lít, tương đương tăng 0,28%, dầu mazut tăng 1.790 đồng/kg, tương đương tăng 11,5%, mặt hàng dầu hỏa giảm 400 đồng/lít, tương đương giảm 2%.
Trường hợp nếu giá dầu tăng, lạm phát vẫn được kiểm soát
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI tháng 6/2024 tăng 1,40% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,34%.
CPI bình quân quý 2/2024 tăng 4,39% so với quý 2/2023. Bình quân 6 tháng năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%.
Từ đầu năm đến nay, giá rau quả tương đối ổn định do thời tiết thuận lợi. |
Trong mức tăng 0,17% của CPI tháng 6/2024 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Trong 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất với mức 0,75% (tác động làm CPI chung tăng 0,25 điểm phần trăm). Cụ thể, lương thực tăng 0,05%; thực phẩm tăng 1,07% (tác động làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%.
Tiếp đến nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,68%, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 2,84%; nhà khách, khách sạn tăng 0,19% do tháng 6 là tháng học sinh nghỉ hè nên nhu cầu đi du lịch của các cơ quan, doanh nghiệp và gia đình tăng cao…
Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp mới đây đã đánh giá một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá từ nay tới cuối năm đó là giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới.
Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu các bộ, ngành, chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước, chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời. Nhằm đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4 - 4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, trong mọi tình huống không để thiếu xăng dầu và điều hành giá xăng dầu theo quy định.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuyệt đối không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu; kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện hóa đơn điện tử.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Đinh Trọng Thịnh, năm 2024, lạm phát có chiều hướng thuận nhiều hơn, do đó việc điều hành cũng không áp lực. Dự báo, nếu giá dầu và nguồn cung nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát của các nền kinh tế lớn vẫn ở mức cao, kinh tế thế giới phục hồi chậm, các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 5,5 - 6,5% thì khả năng lạm phát cả năm sẽ trong khoảng 3,2 - 3,5%.
Trong trường hợp nếu giá dầu thô, nguyên, vật liệu dao động ở mức như hiện nay hoặc thấp hơn, cơ hội chống lạm phát của các quốc gia tốt hơn, kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn dự báo từ đầu năm, các gói hỗ trợ hồi phục và tăng trưởng kinh tế phát huy tốt tác dụng. Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội và những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới, tiếp tục đẩy mạnh xuất, nhập khẩu, khu vực du lịch, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ, giải ngân đầu tư công đạt mức cao, thì khả năng lạm phát cả năm có thể từ 3,5 - 3,8%./.
Thủ tướng yêu cầu trong mọi tình huống không để thiếu xăng dầu Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. Đối với mặt hàng xăng dầu, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, trong mọi tình huống không để thiếu xăng dầu và điều hành giá xăng dầu theo quy định. |