【kết quả bóng đá cagliari】Ngành Bảo hiểm xã hội: Nhiều chỉ tiêu năm 2019 vượt kế hoạch giao

anh

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu tại hội nghị.

Chiều ngày 27/12,ànhBảohiểmxãhộiNhiềuchỉtiêunămvượtkếhoạkết quả bóng đá cagliari tại Hà Nội, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin kết quả thực hiện BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2019.

Số thu đạt 100,54% kế hoạch cả năm

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Truyền thông BHXH Việt Nam cho biết, uớc tính đến hết năm 2019, số người tham gia BHXH bắt buộc là 15,185 triệu người; BHXH tự nguyện là 551 nghìn người; bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) là 15,068 triệu người; BHTN là 13,343 triệu người; BHYT là 85,390 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90% dân số.

Theo đó, cùng với việc mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT, số thu về quỹ BHXH, quỹ BHYT cũng không ngừng gia tăng với tổng số thu ước 361.549 tỷ đồng, đạt 100,54% kế hoạch cả năm.

Cũng trong năm 2019, với sự nỗ lực lớn của ngành BHXH trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt được kết quả vượt bậc. Số người tham gia tăng mới trong năm 2019 đã bằng tổng số người vận động được của 10 năm trước đó, với con số 551.000 người tham gia. Đây là con số ấn tượng, có sự gia tăng đột biến, bởi chỉ tính riêng số người tăng mới trong năm 2019 đã gần bằng kết quả 10 năm thực hiện chính sách này từ năm 2008 đến năm 2018.

Bà Hương cho biết, hiện nay, với gần 90% người dân tham gia BHYT, hơn 15 triệu người tham gia BHXH, tiến tới thực hiện BHXH toàn dân theo tinh thần cải cách chính sách BHXH việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hiện đại hóa BHXH để nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia và hưởng BHXH, BHYT đã trở thành yêu cầu cấp thiết.

BHXH Việt Nam đã tập trung triển khai mạnh mẽ ứng dụng CNTT trong hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu: giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giám định điện tử chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lưu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán, quản lý văn bản… Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị CNTT được trang bị đầy đủ và vận hành hiệu quả.

Trong năm 2019, BHXH Việt Nam đã tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) của ngành. Tổng số TTHC của ngành tiếp tục được cắt giảm từ 28 xuống còn 27 thủ tục); trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHXH, bảo đảm tính kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia có liên quan”.

Trong năm 2019, BHXH Việt Nam cũng đẩy mạnh giám định điện tử chi phí KCB BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia. Theo đó, hệ thống thông tin giám định BHYT đã kết nối tới hơn 12.000 (gần 100%) cơ sở KCB BHYT từ tuyến xã đến trung ương trên phạm vi toàn quốc. Nhìn chung, hệ thống thông tin giám định BHYT đã mang lại hiệu quả lớn trong quản lý KCB, kiểm soát việc sử dụng quỹ BHYT và tạo lập cơ sở dữ liệu quan trọng để đánh giá, điều chỉnh chính sách.

Báo chí “cầu nối” quan trọng trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2019, toàn quốc đã có trên 13.000 tin, bài, phóng sự, toạ đàm, chuyên trang, chuyên mục, chương trình... phản ánh về việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và các hoạt động của ngành được đăng tải trên các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các địa phương (tăng hơn 30% so với năm 2018. Bình quân mỗi ngày có từ 30 đến 50 tin, bài được các cơ quan báo chí phản ánh).

Nội dung truyền thông đã khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của BHXH, BHYT trong hệ thống chính sách an sinh xã hội; làm rõ những vấn đề căn bản, cốt lõi của các điều luật về BHXH, BHYT, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với các chủ trương, chính sách BHXH, BHYT, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Các hình thức thông tin, truyền thông ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều thể loại mới như: Infographic, Mega story… tạo được điểm nhấn và thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, người lao động.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh nhấn mạnh, thời gian qua, báo chí đã trở thành “cầu nối” quan trọng giữa người dân và cơ quan BHXH. Chính sự đồng hành của các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn báo chí đã góp phần quan trọng, nâng tầm công tác truyền thông về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Qua đó, giúp ngành BHXH hoàn thành và hoàn thành vượt nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong phát triển người tham gia, tăng thu, giảm nợ đọng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Đặc biệt, năm 2019, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt khoảng 600.000 người, gấp đôi kết quả năm 2018…

Ông Đào Việt Ánh cũng bày tỏ mong muốn, thời gian tới các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng BHXH Việt Nam trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và tích cực tham gia vào chính sách BHXH, BHYT, hướng tới thực hiện mục tiêu BHXH, BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Thảo Miên