Empire777

Từ đó đến nay, ngày 20/11 được tập thể cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính và những người làm c ket qua bóng đá đêm qua

【ket qua bóng đá đêm qua】Tự hào là cán bộ thanh tra ngành Tài chinh

Từ đó đến nay,ựhàolàcánbộthanhtrangànhTàket qua bóng đá đêm qua ngày 20/11 được tập thể cán bộ, công chức Thanh tra Bộ Tài chính và những người làm công tác thanh tra ngành Tài chính lựa chọn làm ngày truyền thống của mình.

Những cán bộ đầu tiên của Thanh tra Tài chính

Chia sẻ với chúng tôi trước ngày trọng đại của ngành, ông Trần Văn Vượng - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, trong suốt quá trình lịch sử 70 năm xây dựng và trưởng thành, Thanh tra ngành Tài chính luôn tự hào được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt, sâu sắc của Đảng, của Chính phủ, của lãnh đạo Bộ Tài chính cũng như sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương.

“Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp ký các sắc lệnh ấn định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và lựa chọn, bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức Thanh tra Tài chính. Sắc lệnh nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra tài chính là thanh tra, kiểm soát việc thi hành thể lệ kế toán và tài chính của cơ quan trực tiếp hay gián tiếp dưới quyền điều khiển của Chính phủ; điều tra những việc có liên quan đến tài chính và kế toán để lập bảng kê. Khi thừa hành nhiệm vụ, Thanh tra Tài chính được hưởng đặc quyền tài phán định đoạt sự truy tố”, ông Vượng nói.

thanh tra tài chính
Thứ trưởng Vũ Thị Mai chứng kiến các đơn vị Thanh tra Bộ Tài chính ký giao ước thi đua năm 2015. Ảnh: PV.

Sau Sắc lệnh số 99/SL ngày 7/6/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Văn Luyện được cử làm Tổng Thanh tra Tài chính thay đồng chí Lê Trần Đức và Sắc lệnh số 158/SL ngày 14/4/1948, cử ông Nguyễn Ngọc Khuê, Tổng giám đốc Nha Thuế trực thu, kiêm quyền Tổng Thanh tra Tài chính thay bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã quá cố.

Kể từ đó đến nay, đồng hành cùng với sự phát triển của đất nước, Thanh tra Tài chính ngày càng hoàn thiện và lớn mạnh không ngừng. Bộ máy tổ chức từ chỗ chỉ tập trung ở trung ương đến chỗ kiện toàn từ trung ương đến địa phương; chức năng, nhiệm vụ cũng được mở rộng hơn cho phù hợp với tình hình mới.

Hiện nay Thanh tra Tài chính đã mạnh dạn, chủ động chuyển trọng tâm của hoạt động thanh tra từ việc thanh tra tuân thủ pháp luật là chủ yếu sang thanh tra phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách đang làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế; chủ trì, phối hợp các cục, vụ tài chính chuyên ngành thuộc Bộ, tiến hành nhiều cuộc thanh tra lớn tập trung vào những lĩnh vực nóng bỏng, bức xúc trong quản lý kinh tế, tài chính; từ đó có rất nhiều kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính, Chính phủ về đổi mới cơ chế trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quản lý về tài chính ngân sách, để lại những dấu ấn rất đáng tự hào.

Viết tiếp truyền thống 70 năm lịch sử

Với niềm tự hào sâu sắc được đứng trong hàng ngũ những người làm công tác thanh tra tài chính, được Đảng, Bác Hồ và lãnh đạo Bộ Tài chính tin cậy, giao phó, trong suốt 70 năm qua, lớp lớp các thế hệ cán bộ làm công tác thanh tra tài chính luôn ý thức tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất, đạo đức và bản lĩnh chính trị; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; chủ động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; có những đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của nền tài chính cách mạng và sự thành công trong từng giai đoạn của sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Viết tiếp truyền thống 70 năm lịch sử của Thanh tra Tài chính, để phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thanh tra Tài chính sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, giúp Bộ Tài chính hoàn thiện về thể chế và tổ chức bộ máy, quy định chức năng nhiệm vụ và phương thức hoạt hoạt động của Thanh tra Bộ, cũng như của các tổ chức thanh tra trong ngành Tài chính.

hội nghị tập huấn
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài chính chụp ảnh lưu niệm với học viên lớp tập huấn cho cán bộ thanh tra Lào. Ảnh: PV.

Tham mưu về định hướng kế hoạch, thẩm định kế hoạch và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong hệ thống để thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra; xây dựng và ban hành hàng loạt các quy trình nghiệp vụ thanh tra theo các lĩnh vực; tổ chức đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho hàng ngàn lượt cán bộ thanh tra trong toàn hệ thống nhằm chuẩn hóa và nâng cao năng lực thanh tra tài chính trong toàn ngành, nhất là đối với thanh tra các sở tài chính địa phương.

Tiếp tục bám sát yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách của đất nước và sự chỉ đạo của bộ, của ngành. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được điều chỉnh linh hoạt và tăng cường hơn các cuộc thanh tra đột xuất, tập trung vào kiểm tra những lĩnh vực nóng, có tính thời sự, và dư luận xã hội quan tâm; đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân sách, góp phần quan trọng trong việc tăng thu, tiết kiệm chi, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chấp hành chính sách giá cả; quản lý và sử dụng nợ công..., phát hiện, đề xuất để hoàn thiện, bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế tài chính và có những đóng gớp đáng kể về ổn định kinh tế vĩ mô cũng như công cuộc cải cách thủ tục hành chính trong ngành Tài chính.

Làm tốt công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành

Các đơn vị trong ngành Tài chính như: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước… đã tiến hành hàng trăm ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế, hải quan; công tác kiểm soát chi của hệ thống kho bạc; việc bảo quản cũng như chất lượng hàng hóa… Qua công tác thanh, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức của người nộp thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước, đảm bảo cho thị trường tài chính minh bạch, hiệu quả.

Nhật Minh (lược ghi)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap