Đất nước chúng ta trải dọc theo dải đất hình chữ S có rất nhiều địa điểm đẹp thích hợp để người dân đi du lịch kiểu xe tự lái trong những dịp nghỉ lễ. Trong đó,áchđiđèonúiantoànchoôtôsốtựđộbóng đá hôm nay và ngày mai những cung đường đèo núi lên vùng Tây Bắc hay Nam Trung Bộ không chỉ đẹp mà còn tiềm ẩn sự nguy hiểm. Có thể kể tên như Ô Quy Hồ, Mã Pì Lèng. Đèo Mã Pì Lèng, Bắc Sum, Đá Đẽo, Hải Vân... mà khi nhắc đến, nhiều "tài già" cũng không dám coi thường.
Phần lớn tài xế ở Việt Nam đều được dạy học thi bằng lái số sàn, do đó gần như ai cũng thuộc lòng những kinh nghiệm thầy giáo hoặc người đi trước truyền lại, kiểu như: lên số nào, xuống số đó; tiến bám lưng, lùi bám bụng, nhưng với ngày nay khi xe du lịch ngày càng nhiều và phổ biến chủ yếu dòng xe số tự động, thì kinh nghiệm là chưa đủ mà cần phải hiểu thêm về công nghệ mà ô tô mình lái đang có để leo đèo dốc an toàn.
Dưới đây là những kinh nghiệm "bỏ túi" để giúp tài xế lái ô tô số tự độngđược an toàn khi di chuyển trên đường đèo, dốc núi.
Leo đèo bằng số nào?
Dòng xe ô tô hộp số tự động nói chung là cách gọi về việc tài xế lái xe chỉ dùng một chân, thay vì chân con lại phải đạp côn như xe số sàn. Thực tế hiện nay số tự động được chia làm các loại chính như số tự động phân cấp, vô cấp CVT, ly hợp kép DCT...Nhưng chúng đều có cách bố trí cần số giống nhau theo các ký hiệu: P (đỗ), R (lùi), N (số mo), D (tiến). Ngoài các ký hiệu cơ bản này, xe số tự động còn có thêm ký hiệu điều khiển số tay ở dạng M+/-, D (D2, D3), L (L2)…, thông qua lẫy chuyển số trên vô lăng hoặc qua cần số.
Vậy khi leo đèo dốc, xe số tự động nên dùng thế nào cho phù hợp?
Theo các chuyên gia lái xe, khi leo đèo dốc, người lái chỉ cần để nguyên số D, lúc này ECU sẽ tính toán và tự động chuyển số phù hợp dựa trên vị trí bướm ga và tốc độ. Tuy nhiên, trong trường hợp đang leo đèo mà phải giảm tốc đi chậm hoặc phanh dừng ở khúc cua dốc khó, muốn di chuyển tiếp, người lái có thể chuyển sang số tay ở cấp số thấp nhất để đạt được lực kéo mạnh.
Ngoài ra, nếu muốn vượt xe tải đang ỳ ạch leo đèo dốc, khi thiếu đà, cũng nên chuyển tay về số thấp để có lực tăng tốc tốt và nhanh chóng vượt an toàn.
Đổ đèo, xuống dốc
Xuống đèo bằng xe số tự động sẽ cần phải lưu ý hơn xe số sàn bởi bên cạnh phản ứng của cảm giác, cần phải hiểu các công nghệ hỗ trợ có sẵn trên xe để việc lái an toàn hơn.
Khi xuống đèo, dốc, xe sẽ có xu hướng lao nhanh theo quán tính. Nếu chỉ kiểm soát tốc độ bằng cách rà phanh liên tục thì hệ thống phanh sẽ chịu áp lực lớn, dễ gây nóng phanh, thậm chí mất kiểm soát (mất phanh). Vì thế, người lái phải chủ động kiểm soát tốt tốc độ bằng biện pháp khác ngoài phanh. Thông thường sẽ là tận dụng lực phanh từ động cơ.
Để phanh động cơ bằng xe số tự động, người lái cần chuyển về chế độ số tay, cho số về mức số thấp tuỳ theo bố trí ở mỗi xe (lẫy số trên vô lăng hoặc cần số trên sàn).
Trong trường hợp đã chuyển số thấp mà xe vẫn lao nhanh, tốc độ không đảm bảo an toàn (thường là trên 50 km/h), cần dùng đến phanh để giảm tốc độ dần, nhưng không nên sử dụng liên tục, vì thế nên cố gắng duy trì tốc độ đổ đèo ở mức an toàn (dưới 50 km/h).
Bên cạnh kỹ năng dùng lực hãm phanh bằng động cơ, người lái nên tận dụng các tính năng hỗ trợ đổ đèo, xuống dốc mà các dòng xe được trang bị sẵn. Tuyệt đối không được tắt chế độ chống trơn trượt khi đổ đèo, xuống dốc.
Nguyên tắc lái an toàn trên đường đèo, dốc
Bên cạnh kỹ năng và cách điều khiển lên, xuống dốc như trên, người lái ô tô số tự động cũng nên nắm vững nguyên tắc lái an toàn. Nguyên tắc này được áp dụng cho cả xe số sàn.
Nguyên tắc đầu tiên là luôn đi đúng phần đường của mình. Đường đèo thường hẹp thường chỉ đủ hai làn, đồng thời hai bên đường là địa hình nguy hiểm. Nếu xảy ra tình huống đối đầu, lái xe thường khó để tránh do tốc độ hai bên cũng như điều kiện tránh né khó hơn trên đường đồng bằng. Vì thế chỉ nên đi đúng phần đường của mình, không lấn làn đường, không bám theo xe đang vượt phía trước.
Nguyên tắc tiếp theo là tuyệt đối không vượt ở khúc cua, khuất tầm nhìn. Đơn giản vì thời gian để xử lý an toàn giữa xe xuống dốc và leo dốc rất khác nhau, không giống như trên đường thẳng. Do đó nếu vượt xe phía trước ở khúc cua thường sẽ tự đẩy mình vào tình huống dễ đối đầu với xe ngược chiều.
Trường hợp nếu thấy xe ngược chiều lấn làn, chạy tốc độ cao, chém vào làn đường của mình khi vào cua thì tốt nhất nên giảm tốc độ và cố gắng cho xe bám theo vạch giới hạn hoặc bám sát cọc tiêu bên làn của mình để tránh.
Để an toàn tuyệt đối, nên chạy đúng tốc độ bởi khi ở tốc độ được phép, người lái sẽ dễ xử lý tình huống hơn là tốc độ cao.
Nếu di chuyển khi thời tiết xấu (sương mù, ban đêm), ngoài việc bật đèn gầm để tăng độ sáng, người lái cũng nên bấm còi hoặc nháy đèn khi sắp vào cua để phương tiện ngược chiều thêm sự chủ động.
Đình Quý (tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Kinh nghiệm lái xe trên những cung đường đèo dốc ở Tây BắcĐường đèo dốc ở Tây Bắc luôn tiềm ẩn những nguy hiểm chết người. Kinh nghiệm lái xe trên những cung đường này, các tài xế nên kiểm tra xe thật kỹ trước khi vận hành.