【du doan bong da keo nha cai】Thay đổi tư duy trong liên kết phát triển kinh tế vùng

Thay đổi tư duy trong liên kết phát triển kinh tế vùng
Lãnh đạo TPHCM đánh giá cao mối liên kết với các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: T.H

Nhận định liên kết cùng phát triển giữa TPHCM và các tỉnh, thành ĐBSCL là nhu cầu cấp thiết, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế của mình, TPHCM luôn đánh giá cao mối liên kết với các tỉnh, thành ĐBSCL. Với “địa kinh tế” của khu vực Mekong, dồi dào nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo, có lợi thế phát triển kinh tế biển, có hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh, còn TPHCM là trung tâm thương mại lớn của cả vùng, với 80% nguồn cung cho thị trường đến từ ĐBSCL, chúng ta đã có mối liên kết phát triển về hạ tầng giao thông, về nguồn nhân lực, về chuỗi sản xuất kinh doanh, về kinh tế biển, về kết nối năng lượng-du lịch-hàng không, về hệ sinh thái khởi nghiệp, và liên kết công nghiệp hỗ trợ, về bình ổn và phát triển thị trường...

Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn nhất của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua, sự liên kết này lại càng được phát huy chặt chẽ, để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch, cùng giúp nhau các nguồn lực y tế, nhân lực, thống nhất trong cách ứng xử phòng, chống dịch để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh, ổn định và phục hồi kinh tế.

Chỉ ra những bất cập trong câu chuyên liên kết vùng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan thẳng thắn, vấn đề liên kết vùng ĐBSCL đã bàn và thực hiện khoảng 20 năm nay, nhưng hiệu quả còn hạn chế. Dẫn nhiều câu chuyện về liên kết phát triển kinh tế, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, để phát triển hiệu quả kinh tế ĐBSCL cần phải thay đổi tư duy, không nên tư duy từng địa phương mà phải là tư duy liên kết vùng mới đủ lớn để làm công tác xúc tiến, đầu tư...; liên kết phải từ doanh nghiệp, nếu không có doanh nghiệp không thể liên kết được.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng, đối với ĐBSCL, trong bối cảnh liên kết với TPHCM, hay liên kết với vùng Đông Nam Bộ, hoặc với các vùng, miền, lãnh thổ khác, đổi mới sáng tạo mở có thể là một giải pháp để huy động tối đa các nguồn lực nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bên cạnh đó, cần thiết phải hình thành thị trường khoa học và công nghệ cho ĐBSCL. Đây là nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu thực hiện.

An Giang giới thiệu các sản phẩm COOP tại diễn đàn. ảnh: T.H
An Giang giới thiệu các sản phẩm CO.OP tại diễn đàn. Ảnh: T.H

Trong phiên đối thoại giữa lãnh đạo TPHCM và cộng đồng doanh nghiệp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, với thuận lợi về vị trí địa lý, kết nối giao thông, TPHCM là nơi tập trung các nguồn lực phát triển, cả nhân lực, vật lực, là thành phố đa trung tâm quy mô lớn để phát triển của chính mình và lan tỏa trong khu vực. TPHCM luôn xem các tỉnh, thành ĐBSCL là đối tác phát triển và luôn sẵn sàng hỗ trợ các địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ông Võ Văn Hoan cũng thừa nhận việc liên kết phát triển chưa tương xứng, mới chỉ dừng lại trong việc hợp tác riêng lẻ giữa TPHCM với từng địa phương, hạ tầng giao thông chưa đầu tư đầy đủ... cần có quy hoạch phát triển vùng, trong đó giao thông, nhất là phát triển giao thông thủy, cảng biển, không chỉ trong khuôn khổ các tỉnh: An Giang, Bến tre, Cần Thơ và Đồng Tháp, mà phải mở rộng hơn.

Tại diễn đàn lần này, lãnh đạo các địa phương, bộ, ngành và các doanh nghiệp lớn đã cùng tháo gỡ những nút thắt trong các điểm yếu về thể chế, chính sách trong liên kết vùng để từ đó cùng xác định tầm nhìn chung cho phát triển kinh tế vùng cũng như chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong giai đoạn phục hồi phát triển kinh tế.

Sau các diễn đàn này sẽ cùng đưa ra những cam kết, tuyên bố chung bằng những sản phẩm, hoạt động hết sức cụ thể để cùng thống nhất hành động; phân công đầu mối triển khai từng địa phương; định kỳ hàng quý tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả triển khai; kịp thời cập nhật, điều chỉnh các vấn đề chưa phù hợp, bất cập trong quá trình thực thi trên cơ sở phát huy cao nhất nội lực của các địa phương, khai thác hiệu quả sự hợp lực của các địa phương trong vùng để thúc đẩy kinh tế vùng nói chung và từng địa phương nói riêng.