【giải bóng đá romania】Không quản được thì cấm?

Chấn chỉnh,ảnđượcthcấgiải bóng đá romania nhắc nhở, thậm chí còn yêu cầu xây dựng đề án tổ chức hội phết trước mùa lễ hội từ khá sớm, nhưng vừa mới bắt đầu, hội phết Hiền Quang lại “vỡ trận” khi nhiều thanh niên phá vỡ hàng rào an ninh, tràn vào tạo nên hình ảnh hỗn loạn, phản cảm…

Tuyên bố dừng cướp phết đã được ban tổ chức thông báo trên loa và tối cùng ngày, một văn bản về việc này cũng đã được xã ban hành. Quyết định đầu tiên về việc dừng tổ chức một lễ hội truyền thống do không đảm bảo an ninh, an toàn đã bùng nên nhiều phản ứng trái chiều. Liệu việc áp dụng mệnh lệnh hành chính trong trường hợp này có hợp lý?

Dưới góc nhìn của người nghiên cứu văn hóa, PGS-TS Trần Lâm Biền cho rằng, nhiều người chỉ nhìn thấy lễ hội lộn xộn, chen chúc, tranh cướp… rồi tự hỏi sao lại có những hành vi mông muội, u mê như vậy. Muốn lý giải cần phải tìm hiểu tận căn nguyên của mọi hành vi. “Người xưa mất trật tự là để thiên nhiên vũ trụ ủng hộ cho cộng đồng, còn ngày nay mất trật tự là do thiếu hiểu biết, nên mới có chuyện đánh nhau, cướp lộc ngay trên bàn thờ, là vì cá nhân chứ không có dấu tích cộng đồng”.

Tuy nhiên, ông Trần Lâm Biền cũng cho rằng: “Nếu cấm mà không hiểu biết đó là hiện tượng cực đoan, sẽ tạo nên sự mất đoàn kết mà không giải quyết được vấn đề. Cần phải tìm cách thay thế, nhưng không thể bằng cách ức chế tinh thần người khác mà phải có sự hài hòa”.

Cùng chung quan điểm về việc gìn giữ lễ hội truyền thống, PGS-TS Nguyễn Thị Phương Châm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội), nhận định: “Lễ hội, từ trong truyền thống là tả tơi. Các cụ đã có câu: “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”, là vì thế. Nếu chúng ta thừa nhận với nhau rằng, lễ hội là sự thăng hoa của cộng đồng và đó là một giá trị của lễ hội, chúng ta phải chấp nhận lễ hội có sự va chạm, chen lấn”.

Dưới góc nhìn này, bà Phương Châm cho rằng, các nhà quản lý cần khuyến khích khoảnh khắc thăng hoa trong lễ hội và chỉ cần giữ sự thăng hoa ấy trong tầm kiểm soát. Đây mới là nhiệm vụ của ngành văn hóa, chứ không phải ra sức loại bỏ sự chen lấn, hỗn độn trong các lễ hội.

Ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, nhận định: “Nhà quản lý không kiểm soát được số lượng người đến lễ hội. Càng không thể chọn được thành phần dân chúng đến lễ hội. Người đến lễ hội rất đa dạng, tuổi tác khác nhau, dân trí khác nhau, mục đích đến lễ hội cũng mỗi người mỗi khác... thì không thể đòi lễ hội phải là một hoạt động ngay ngắn, trật tự, không có tỳ vết”.

Tuy nhiên, nếu hành vi, cách thực hiện nghi lễ chưa đúng, chưa phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời trên cơ sở thay đổi nhận thức từ chính cộng đồng, những người thực hành lễ hội đó, chứ không nên chỉ ra những quyết định hành chính đơn thuần, cũng như việc dừng hoạt động cướp phết ở hội phết Hiền Quang, Phú Thọ cuối tuần qua. Nếu có thời gian phân tích, chia sẻ để dân hiểu rõ mặt tốt xấu, cái được, mất trong việc thực hành để họ có thể tự bảo vệ nghi thức truyền thống của chính làng mình, địa phương mình, thì sẽ không dẫn tới những phản ứng quá khích khi ban tổ chức quyết định “dừng cướp phết”. Hay như TS Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn hóa dân gian, nhận định: “Tư duy không quản được thì cấm vô cùng lạc hậu”.

Rõ ràng, luôn có những phương án thay thế phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống, nên chăng các nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa hãy cùng dành thời gian ngồi lại với dân, có lẽ sẽ tìm ra cách thức phù hợp hơn.

Theo MAI AN/sggp.org.vn