Căng thẳng Nhật-Hàn có nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu | |
Mỹ-Nhật-Hàn tìm cách hạn chế nguồn thu ngoại tệ của Triều Tiên | |
Trung-Nhật-Hàn tiến hành cuộc họp ba bên | |
Trung-Nhật-Hàn lên kế hoạch tổ chức hội nghị cấp cao ba bên |
Nếu nhìn thoáng qua,ưôngđắclợitrongtranhchấpthươngmạiNhậmelbourne city đấu với central coast tranh chấp thương mại hiện nay giữa Seoul và Tokyo dường như xuất phát từ những mối quan hệ lịch sử giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, để hiểu đúng động cơ của Nhật Bản, chúng ta cần nhìn rộng hơn những vấn đề lịch sử này. Nhật Bản dường như lo ngại rằng nước này đang mất quyền kiểm soát đối với các nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất đồ công nghệ cao, đồng thời cũng quan ngại về những thay đổi trong cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu ở Đông Bắc Á. Tokyo cho rằng Trung Quốc là gốc rễ của vấn đề và nghi ngờ việc Seoul tiếp cận với nước láng giềng chung của cả hai.
Nhật Bản cho rằng cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ là một khía cạnh của cuộc cạnh tranh lớn hơn trong khu vực với những tác động nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và địa chính trị. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc luôn là đối thủ của Nhật Bản, và do đó tranh cãi thương mại hiện nay giữa Seoul và Tokyo cũng là một phần quan trọng trong chiến lược của Nhật Bản nhằm ngăn chặn Trung Quốc thống trị khu vực Đông Bắc Á. Nhật Bản băn khoăn rằng liệu Hàn Quốc có còn đi theo cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu hiện nay nữa hay không, hay có thể nước này đang xích lại quá gần Trung Quốc và thậm chí còn trở thành một đối tác ngầm ủng hộ những mục tiêu an ninh và địa chính trị tại khu vực của Trung Quốc. Quả thực là như vậy, "Tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên" của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bị Nhật Bản cho rằng về cơ bản chính là một chính sách ủng hộ Trung Quốc.
Nhật Bản luôn lo ngại Trung Quốc và Hàn Quốc về phe với nhau, vì vậy, tranh chấp thương mại Seoul-Tokyo gần đây có thể được hiểu là một nỗ lực của Nhật Bản nhằm củng cố cấu trúc an ninh do Mỹ đứng đầu, mà Nhật Bản có thể dựa vào đó để kiềm chế Trung Quốc, bằng cách buộc Hàn Quốc phải "tỉnh ngộ".
Tuy nhiên, trớ trêu là Bắc Kinh dường như sẽ được hưởng những lợi ích kinh tế và chiến lược từ tranh chấp thương mại Seoul-Tokyo, và từ sự thiếu hụt lòng tin đang ngày một lớn giữa Hàn Quốc và Mỹ. Trung Quốc chắc hẳn sẽ vui mừng khi Mỹ miễn cưỡng tìm cách hòa giải hai đồng minh quan trọng nhất của mình tại khu vực.
Nhiều người Hàn Quốc hiện cảm thấy rằng mối quan hệ kinh tế gần gũi hơn với Trung Quốc sẽ giúp thay thế các chuỗi cung ứng của Nhật Bản; thị trường của Trung Quốc có thể là cầu nối đưa hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc tới những khu vực rộng lớn hơn ở châu Á, như Trung Á và vùng Viễn Đông Nga. Một số người cũng đề xuất tăng cường quan hệ an ninh gần gũi với Trung Quốc, bởi đôi khi Mỹ dường như đứng về phía Nhật Bản chứ không phải Hàn Quốc trong những tranh chấp hiện nay. Có thể thấy, ngoài sự cấp bách về mặt kinh tế, ở một số điểm, hoàn toàn có thể hiểu được việc Hàn Quốc lên kế hoạch tiếp tục phát triển mà không phải phụ thuộc vào Mỹ hay Nhật Bản, và thay vào đó tìm kiếm những sự thay thế cả trong lĩnh vực kinh tế và an ninh.
Tranh chấp thương mại hiện nay giữa Seoul và Tokyo khởi nguồn từ những vấn đề lịch sử đáng tiếc - những vấn đề tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới khu vực. Lo ngại Hàn Quốc xích lại gần Triều Tiên, và có khả năng là cả Trung Quốc, Nhật Bản đang sẵn sàng làm gián đoạn chuỗi cung ứng của khu vực, cho dù gây ra những tổn thất như thế nào về kinh tế, để nỗ lực đưa Hàn Quốc trở lại "hàng ngũ". Dù vậy, nỗ lực này chắc chắn sẽ phản tác dụng. Trung Quốc đã rất thành công trong việc tích cực vươn lên trên Mỹ và Nhật Bản, và Bắc Kinh hiện thu nhiều lợi ích từ tranh chấp thương mại Seoul-Tokyo hiện nay bằng việc đơn giản đứng lùi lại và quan sát những gì đang xảy ra.