【bong đa 24/7】Khó di dời nhà ở ven sông

Ở các khu vực có nguy cơ sạt lở cao,ờinhởbong đa 24/7 chính quyền địa phương đang tích cực vận động di dời nhà ở ven sông nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, nhưng công tác này thật không đơn giản chút nào.

Gia đình bà Tống Thị Phúc vẫn chưa nguôi nỗi ám ảnh của vụ sạt lở gây sụp lún phần phía sau căn nhà xuống sông Ba Láng.

Chỉ tính riêng địa bàn xã Tân Phú Thạnh, nơi xảy ra nhiều vụ sạt lở đất bờ sông nhất của huyện Châu Thành A, hiện có đến 18 điểm có nguy cơ sạt lở cao nằm ven tuyến sông Ba Láng. Đặc biệt, qua khảo sát của chính quyền địa phương, tại những khu vực nguy hiểm đó có khoảng 30 hộ dân cần di dời để đảm bảo an toàn. Mặc dù ý thức được sự hiểm nguy rình rập, nhưng bà con chưa thể chuyển đến nơi khác sinh sống do không có chỗ ở mới.

Cách đây khoảng 1 năm, gia đình bà Tống Thị Phúc, ở ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, đã một phen hoảng hồn bởi gần nửa căn nhà phía sau sụp lún xuống lòng sông. Rất may, không gây thiệt hại về người. Sau sự cố, gia đình bà Phúc khẩn trương kè mé, gia cố phần đất bờ sông, xây dựng lại phần hư hỏng phía sau nhà để tiếp tục sinh sống. Thế mà hiện nay, nền đất ven nhà bà đang tiếp tục có dấu hiệu nghiêng xuống mé sông.

Bà Phúc trăn trở: “Nỗi ám ảnh sạt lở đất vẫn hiện hữu mỗi ngày. Nhất là lúc trời mưa dầm hay xà lan quay đầu tại ngã ba sông Ba Láng này là tôi lại thấp thỏm không yên. Ban đầu tôi chọn vị trí xây nhà ven bờ sông bởi nó thuận tiện giao thương mua bán. Trải qua nhiều năm, tích cóp của cải, tôi mới xây được căn nhà kiên cố. Nhưng bây giờ không có đất đai nơi khác, làm sao đi được !”.

Một số trường hợp có nguyện vọng di dời chỗ ở, nhưng do nhà cửa hiện hữu đã xây dựng ven bờ sông có giá trị lớn. Nếu di dời, bà con phải xây dựng lại từ đầu. Ông Lê Văn Chánh, ở ấp Phú Lợi, xã Tân Phú Thạnh, cho rằng: “Tôi nghĩ nhà cửa tôi đã gầy dựng gần cả đời người, nếu chỉ hỗ trợ chi phí di dời hai, ba chục triệu đồng thì rất khó. Hơn nữa, gia đình không còn đất đai nơi khác nên vẫn chưa nghĩ tới việc chuyển nhà… Mặc dù luôn lo sợ nhưng tôi đang cố gắng sửa chữa lại phần nhà sau để sinh sống tiếp tục”.

Ông Hồ Thanh Triết, Chủ tịch UBND xã Tân Phú Thạnh, thừa nhận: “Theo Quyết định 1776 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, thời gian qua chúng tôi đã tiến hành vận động di dời người dân đến khu vực an toàn. Tuy nhiên, thường nhận được phản hồi từ người dân là số tiền hỗ trợ chi phí di dời quá ít nên bà con không đồng thuận. Nguyên nhân là do đa số hộ dân chưa hiểu đúng quy định”.

Ông Lê Phước Đại, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho rằng: Chuyện thiên tai, sạt lở không thể lường trước. Vì thế, khi xác định được các khu vực có nguy cơ cao, cần tiến hành vận động di dời ngay để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Bên cạnh đó, cần có giải pháp quy hoạch lại hệ thống đê bao, nhằm giảm trọng lượng tác động lên nền đất yếu, tránh làm tăng nguy cơ sụp lún ven sông.

“Có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp tích cực ngăn tác động dòng chảy như: gia cố, kè mé bằng các vật liệu sẵn có ở địa phương, rào chắn, trồng cây chống sạt lở… Đây là những giải pháp đơn giản nhưng không chỉ góp phần ứng phó mang tính lâu dài mà còn thân thiện với môi trường, phù hợp với mục tiêu chung mà chúng ta đang hướng đến là giảm thiểu sự tác động của biến đổi khí hậu”, ông Lê Phước Đại chia sẻ.

Trước diễn biến phức tạp của thiên tai từ đầu năm đến nay tăng về số vụ và mức độ thiệt hại, đã cho thấy việc cần sớm di dời nhà ở khu vực ven sông tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao là hết sức cấp bách.

Theo cơ quan chuyên môn Hậu Giang, trên địa bàn 4 huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, hiện có khoảng 4.900 nhà ở ven sông cần có kế hoạch di dời trong thời gian tới. Một trong những giải pháp quan trọng là phải xây dựng các khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở để từng bước bố trí, sắp xếp cho bà con có điều kiện chuyển đến nơi sinh sống an toàn.

 

Bài, ảnh: NGUYỄN HẰNG