World Cup

【kqbd molde】Nhiều hướng mở cho vùng lúa chất lượng cao

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Nhằm tạo cuộc cách mạng cho cây lúa, cũng như ngành hàng lú kqbd molde

Nhằm tạo cuộc cách mạng cho cây lúa,ềuhướngmởchovnglachấtlượkqbd molde cũng như ngành hàng lúa gạo và phát triển vùng ĐBSCL, hiện Bộ NN&PTNT và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã có những phân tích và đề xuất nhiều giải pháp trọng tâm trong triển khai đề án vùng lúa chất lượng cao do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thực hiện.

Mô hình sản xuất lúa theo mục tiêu Đề án đã giúp nông dân Hậu Giang tăng thêm thu nhập từ 20-25%.

Đề xuất có chính sách đặc thù 

Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện từ tháng 11-2023. Đề án có sự tham gia của 12/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (trừ tỉnh Bến Tre). Qua gần một năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được bước đầu thì vẫn còn không ít những rào cản cho tiến trình đạt các mục tiêu theo Đề án đề ra. Do đó, một trong những đề xuất được Bộ NN&PTNT và các tỉnh, thành tham gia Đề án quan tâm kiến nghị Chính phủ là cần có chính sách đặc thù cho Đề án.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết: Một trong những vấn đề khó khăn hiện nay trong thực hiện Đề án tại các địa phương là nguồn kinh phí. Để bổ sung nguồn lực kịp tiến độ triển khai của Đề án và đáp ứng các yêu cầu tiến độ của nhà tài trợ, Bộ NN&PTNT đã có văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan để khẩn trương chuẩn bị các thủ tục cần thiết báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù về sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới để thực hiện dự án “Hỗ trợ hạ tầng và kỹ thuật cho lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long” với trị giá 330 triệu USD trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội; qua đây nhằm tập trung nguồn lực đầu tư ngay trong giai đoạn 2026-2027.

Nông dân Hậu Giang đã và đang ứng dụng mạnh mẽ cơ giới hóa vào các khâu trong sản xuất lúa theo mục tiêu Đề án đề ra.

Theo lý giải của Bộ NN&PTNT, có nhiều cơ sở cần thiết để ban hành thí điểm chính sách đặc thù trong quá trình thực hiện Đề án. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới có một Chương trình đầu tư quy mô lớn về sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, phát thải thấp được chỉ đạo ở cấp Chính phủ; đặc biệt là thực hiện cam kết quốc tế của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26 về việc đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, cần có bù đắp xứng đáng cho nông dân và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xây dựng hình ảnh Việt Nam là đối tác có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu.

Mặt khác, Đề án được thực hiện trên địa bàn 12/13 tỉnh thành ở ĐBSCL liên quan đến phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và tác động trực tiếp đến sinh kế khoảng 2 triệu người dân trồng lúa, điều này sẽ tác động tích cực đến ổn định kinh tế, xã hội và an ninh chính trị của vùng, có thể nói đây là nhiệm vụ chi của quốc gia, nên việc đề xuất sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân sách Trung ương để chi đầu tư phát triển thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương là phù hợp. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư công trong nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 sẽ cần ưu tiên cho nhiều công trình trọng điểm quốc gia nên để bố trí đủ nguồn lực thực hiện Đề án này là rất khó. Như vậy, nếu chỉ có một vài tỉnh tham gia dự án sẽ không thể hình thành được vùng “1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp” như mục tiêu đề ra trong Đề án.

“Nếu có chính sách đặc thù thì tất cả 12 tỉnh, thành phố tham gia Đề án của vùng ĐBSCL được triển khai các dự án đồng loạt, từ đó sẽ tạo ra một lượng lớn gạo có cùng tiêu chuẩn, đồng đều về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu thị trường về số lượng lớn và có cùng thương hiệu. Như vậy, sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn gạo chất lượng cao, phát thải thấp. Mặt khác, việc đề xuất chính sách đặc thù sẽ rút ngắn thời gian chuẩn bị chương trình đầu tư công so với quy trình chuẩn bị dự án thông thường từ 3-5 năm, đồng thời giúp hài hòa các quy định của Ngân hàng Thế giới để có thể ký kết Hiệp định vay và giải ngân ngay từ đầu năm 2026”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ.

Cùng chia sẻ quan điểm với Bộ NN&PTNT, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng để tạo thuận lợi cho các địa phương trong quá trình thực hiện Đề án, tỉnh đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan xem xét điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ các đối tượng tham gia Đề án và hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp; trong đó có những chính sách riêng cho hộ nông dân trồng lúa; đồng thời hoàn thiện quy trình thực hiện chi trả tín chỉ các-bon dựa vào kết quả cho vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Sau khi nghe các phân tích tại hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án được tổ chức tại thành phố Cần Thơ mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ NN&PTNT chủ trì cùng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Tư pháp và các địa phương tham gia Đề án nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên để đề xuất cấp có thẩm quyền; trước mắt cố gắng trình một số chính sách tại Kỳ họp Quốc hội sắp tới theo tinh thần là “vướng ở đâu tháo gỡ ở đó”.

Cần tăng tốc, bứt phá hơn

Sau khi nghe báo cáo tiến độ thực hiện Đề án đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ, ngành có liên quan của Trung ương và 12 tỉnh, thành phố tham gia Đề án tại vùng ĐBSCL cần tăng tốc, bứt phá hơn nữa trong triển khai thực hiện để đạt mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp càng sớm càng tốt. Cụ thể, chậm nhất đến năm 2030 phải đạt mục tiêu theo Đề án là có khoảng 14-15 triệu tấn lúa với 9-10 triệu tấn gạo chất lượng cao.

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện 12 tỉnh, thành phố tham gia Đề án tại vùng ĐBSCL đều đã đề ra lộ trình, giải pháp cho từng năm và giai đoạn cụ thể nhằm đạt diện tích vùng lúa chất lượng cao theo chỉ tiêu Bộ NN&PTNT giao. Điển hình tại Hậu Giang, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh xây dựng diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 28.000ha, trong đó ưu tiên tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) đã được thực hiện trước đó. Để đạt diện tích đề ra như trên, ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang thực hiện tập huấn, triển khai xây dựng mô hình thí điểm sản xuất lúa phát thải thấp đạt tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, đồng thời củng cố các hợp tác xã sản xuất lúa hiệu quả và duy tu bảo dưỡng một số công trình. Bên cạnh đó là đẩy mạnh triển khai dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các-bon thấp vùng ĐBSCL kết hợp vay vốn từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện.

Bên cạnh các kế hoạch, giải pháp của địa phương thì Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc quy hoạch vùng nguyên liệu phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài để phát triển cây lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Trong đó, các địa phương phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc quy hoạch vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao tại ĐBSCL trong quý II năm 2025.

Về tháo gỡ khó khăn trong kinh phí thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng đang triển khai, đồng thời nghiên cứu để triển khai trong năm 2025 gói tín dụng với quy mô khoảng 30.000 tỉ đồng cho Đề án; trong đó cho doanh nghiệp vay vốn để mua vật tư, giống, sản xuất kinh doanh. Về vay vốn của các đối tác phát triển, tinh thần là Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm và cấp phát cho các địa phương. Bộ Tài chính nghiên cứu lập quỹ hỗ trợ triển khai Đề án 1 triệu héc-ta gồm vốn của Nhà nước, vốn bán tín chỉ các-bon, vốn xã hội hóa… để sử dụng linh hoạt, nhanh chóng khi cần thiết.

Ngoài các nhiệm vụ trên thì một công việc rất quan trọng khác được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý và nhắc nhở các ngành có liên quan và địa phương phải làm tốt là cần bảo đảm lợi ích (cả vật chất và tinh thần) cho người trồng lúa khi tham gia Đề án thì nông dân sẽ tích cực tham gia, còn nếu không bảo đảm thì có trải thảm đỏ người nông dân cũng không làm. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, các ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương phải làm tốt 6 cùng với nông dân là “cùng lắng nghe và chia sẻ, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển, cùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và tự hào”; từ đó góp phần đạt thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đề án đã đề ra.

Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả các mô hình điểm thực hiện theo Đề án đã giúp người trồng lúa giảm chi phí sản xuất 20-30% nhờ giảm trên 50% lượng giống, giảm trên 30% lượng phân đạm, giảm 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm khoảng 30-40% lượng nước tưới; đồng thời tăng năng suất 10% khi năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với ruộng đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha; tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với ruộng đối chứng); đặc biệt giảm trung bình 5-6 tấn CO2/ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg.

 

HỮU PHƯỚC

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap